Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nha Trang (Khánh Hòa): Khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

PV - 17:37, 17/01/2018

Mặc dù là đô thị có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các cao ốc cũng như tụ điểm vui chơi, giải trí liên tục mọc lên như nấm nhưng các phòng khám Đa khoa của TP.Nha Trang (Khánh Hòa) lại xuống cấp nghiêm trọng, thiếu sự đầu tư khiến cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân gặp nhiều khó khăn.

Những ngày đầu năm 2018 có mặt tại phòng khám Đa khoa số 2, đập vào mắt là cảnh từ người già đến trẻ nhỏ chen chúc chờ đến lượt khám bệnh. Bà Nguyễn Thị Hồng (72 tuổi) cho biết: Cơ sở vật chất kém, lượng bệnh nhân quá đông mà có khi một bác sĩ khám tuốt mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến cụ già. Có hôm đợi từ sáng đến trưa vẫn không đến lượt mình nên đành cắn răng đi khám ở phòng tư nhân cho nhanh. Chị Võ Thị Mỹ cũng buồn rầu cho biết: Con đau ốm nặng vào phòng cấp cứu nhưng phải chờ bác sĩ rất lâu vì còn kẹt khám cho nhiều bệnh nhân không thể xử lý kịp. Nếu xin giấy chuyển tuyến cũng phải đợi. Quá tải thế này, đối tượng là trẻ em lâm bệnh nặng sẽ rất nguy hiểm.

Việc quá tải và nhiều bất cập ở Phòng khám Đa khoa số 1 cũng khiến nhiều bệnh nhân có tâm trạng lo lắng. Giường bệnh cũng như các hạng mục phòng khám đã cũ kỹ. Bệnh nhân vào khám bệnh không được bấm số tự động mà đua nhau chen lấn để nhào lên nộp hồ sơ, bệnh án, thẻ bảo hiểm để lấy số từ các nhân viên y tế phát cho để được khám trước. Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết: Già cả lọm khọm rồi chen không nổi nên có khi chầu chực mấy ngày cũng không khám xong bệnh. Có hôm huyết áp cao, ngồi đợi mòn mỏi đến rã rời vì sức yếu không chen lấn để lấy số trước được. Giá như họ đặt thêm cái máy bấm số tự động, đến số ai người đó lên, vừa văn minh vừa thuận tiện. Đằng này ai cũng nóng lòng khám trước nên hàng trăm người xô lấn rất mất trật tự. Do thiếu phòng nên nhân viên y tế phải kê cả bàn ra hành lang để khám cho bệnh nhân.

 Phòng khám Đa khoa số 1 quá tải, nhân viên y tế phải ra hành lang ngồi khám bệnh. Phòng khám Đa khoa số 1 quá tải, nhân viên y tế phải ra hành lang ngồi khám bệnh.

 

Cơ sở xuống cấp và thiếu thốn đủ thứ nên hầu hết các phòng khám chỉ thực hiện được một số kỹ thuật thông thường như: Xét nghiệm máu, đo huyết áp, siêu âm... Riêng xét nghiệm máu thông thường cũng phải đợi từ sáng đến chiều mới nhận được kết quả. Hàng chục bệnh nhân ở phòng khám đa khoa số 3 cũng lo âu cho biết: Phòng khám quá chật chội, tường thì lở lói, giường bệnh thì sộc sệch. Mỗi lần vào phòng khám đều phải lấy số thủ công, chờ đợi rất lâu và nhốn nháo.

Mong có bệnh viện thành phố

Theo Trung tâm Y tế TP.Nha Trang thì hiện tại, TP. Nha Trang có 5 phòng khám đa khoa trải đều ở các xã phường, mỗi ngày khám chữa cho hàng ngàn bệnh nhân, trong đó chủ yếu khám BHYT. Thực trạng cơ sở xuống cấp ở các phòng khám đang là vấn đề bức thiết. Số lượng bác sĩ ở phòng khám ít nên mỗi bác sĩ có khi phải khám cho cả bệnh nhi lẫn người già. Tỉnh Khánh Hòa cũng đã có kế hoạch sẽ xây dựng Bệnh viện Đa khoa TP. Nha Trang. Khi ấy bệnh nhân sẽ được đón tiếp tốt hơn, trang thiết bị y tế cũng sẽ hiện đại hơn.

Bác sĩ Lê Phán, Giám đốc Trung tâm Y tế Nha Trang nhận định: Do tâm lý của người dân hay thích đi khám bệnh ngày đầu và cuối tuần nên hai ngày này thường đông, phải chờ đợi lâu còn các ngày khác bệnh nhân cũng ít nên việc trang bị máy bấm số tự động chưa phải là áp lực cần thiết ngay. Tuy nhiên, Trung tâm Y tế Nha Trang cũng đã lên kế hoạch trang bị các loại máy này. Ở phòng khám Đa khoa số 1, do có sự cố, máy siêu âm đen trắng hỏng cũng đã kịp thời sử dụng máy siêu âm màu. Ngành Y tế cũng đang nỗ lực hướng đến sự hài lòng của người bệnh nên cũng liên tục nhắc nhở nhân viên y tế ở các phòng khám phải tận tình đón tiếp bệnh nhân.

ĐÔNG HƯNG

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.