Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhà đầu tư điện gió đang gặp “khó khăn kép”!

Lê Vũ – Ngọc Hương (CĐ) - 16:55, 13/09/2021

Đang dồn sức chạy đua tiến độ để kịp hoàn thành Quy trình thử nghiệm và công nhận ngày vận hành thương mại (COD) trước 31/10/2021, thế nhưng, các nhà đầu tư điện gió lại đang đứng trước nguy cơ trễ hẹn, thậm chí dẫn đến thua lỗ vì khó khăn bủa vây, bởi bên cạnh quy định mới liên quan đến COD thì tình hình Covid -19 tại các địa phương vẫn đang diễn biến phức tạp.

Một dự án điện gió tại Ninh Thuận
Một dự án điện gió tại Ninh Thuận

Quy định COD thay đổi đột ngột

Công ty mua bán điện (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã có văn bản gửi các chủ đầu tư điện gió yêu cầu bổ sung "Văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương các tỉnh về kết quả kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng". Đây là một trong các điều kiện để công nhận ngày vận hành thương mại một phần/toàn bộ nhà máy điện gió.

Trước khi có văn bản này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã có văn bản đề nghị với nội dung tương tự gửi Bộ Công Thương. Điều này, theo EVN, là để đảm bảo chặt chẽ trong công tác đầu tư xây dựng và đưa công trình vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật cho các dự án điện gió, điện mặt trời trong thời gian tới.

Tuy nhiên, việc yêu cầu này được đưa ra khiến nhiều nhà đầu tư điện gió “đứng ngồi không yên”. Theo phản ánh của các nhà đầu tư điện gió, điều này sẽ làm việc COD có nhiều thay đổi. Một nhà đầu tư cho biết: Trước đây, thời điểm công nhận COD được tính từ lúc hoàn thành thử nghiệm AGC, PQ và 72H. Còn thời điểm hiện nay, nếu chưa có văn bản thông báo kiểm tra của Bộ Công Thương, thì ngày COD vẫn bỏ ngỏ. Công ty mua bán điện đang muốn lấy ngày có văn bản của Bộ Công Thương để xác định ngày COD của dự án. Nếu làm như vậy, thì cho dù có được chạy máy thì toàn bộ sản lượng điện sau khi đã trừ ra các phần thử nghiệm trước đó, đều sẽ không được tính tiền. Đây là một điều mà nhà đầu tư này đánh giá là “bất hợp lý”.

Một nhà đầu tư này cho biết thêm: “Trước đây, bước thử nghiệm trước COD bao gồm AGC, hút phát PQ, chạy tin cậy (72h) có thể làm cùng lúc. Nghĩa là trong thời gian chạy thử 72h nếu làm xong được thử nghiệm AGC, PQ thì sản lượng trừ ra khi thử nghiệm sẽ thấp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại khi dự án của chúng tôi trình các số liệu, thì bên mua bán điện yêu cầu công việc chạy 72h chỉ được tính sau khi hoàn thành AGC và hút phát PQ. Nếu làm vậy thì dự án mất nhiều sản lượng hơn. Bởi vì để làm được thử nghiệm AGC, hút phát PQ phụ thuộc vào điều kiện gió và các yếu tố kỹ thuật của turbine đã đáp ứng hay chưa. Nếu thử lần 1 không đạt phải điều chỉnh lại và thử lại…”

Như vậy, những thay đổi này khiến cho việc thử nghiệm AGC, PQ, chạy 72 h với công suất dương (tức là chỉ tính khi turbine có công suất) sẽ thêm nhiều thời gian, có trụ đôi khi mất cả tuần mới đủ nếu thực hiện trong mùa gió thấp; sản lượng mất nhiều hơn.

Mặt khác, nếu tính COD từ ngày có văn bản của Bộ Công Thương, thì rất căng thẳng vì không những mất toàn bộ sản lượng trước đó, mà còn mất nhiều thời gian cho công việc. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các dự án điện gió sẽ COD thời gian tới. Một nhà đầu tư khác đánh giá: Công tác COD các dự án điện gió như văn bản EVN đưa ra không khác gì đánh đố nhà đầu tư.

Nhiều dự án điện gió đang gặp “khó khăn kép” trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay
Nhiều dự án điện gió đang gặp “khó khăn kép” trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay

Khó khăn chồng chất gữa đại dịch Covid-19

Sau khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam vào tháng 4/2021, những khó khăn mà dự án điện gió gặp phải, ngày càng trở nên nghiêm trọng bao gồm: Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đình trệ và việc cung cấp trang thiết bị quan trọng thường chậm tiến độ từ 6-8 tuần. 

Tình trạng thiếu chuyến bay chở hàng đến Việt Nam và cơ sở vận tải địa phương chưa đủ khả năng vận chuyển thiết bị điện gió siêu trường, siêu trọng càng làm tình hình chậm trễ thêm kéo dài. Thủ tục đưa chuyên gia quốc tế vào Việt Nam rất phức tạp và khó khăn cùng với những quy định cách ly khiến thời gian cần thiết để đưa chuyên gia tới Việt Nam phải mất từ 8 đến 18 tuần.

Do đó, việc yêu cầu nghiệm thu trước thời điểm COD được xem là 1 quy định mới, việc này gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư điện gió trong thời kỳ Covid-19 và việc thay đổi đột ngột của EVN thiếu các hướng dẫn liên quan khiến các nhà đầu tư lúng túng. Các nhà đầu tư đề xuất EVN nên xem xét, giữ nguyên quy trình cũ công nhận vận hành thương mại các chủ đầu tư sẽ thực hiện việc nghiệm thu theo như quy trình ban đầu trong bối cảnh giãn cách xã hội. Việc thay đổi quy đình COD lẽ ra cần phải có văn bản sớm để khuyến cáo các nhà đầu tư, thay vì đột ngột ra văn bản khiến nhà đầu tư "trở tay không kịp".

Trong một diễn biến khác, được biết, ngày 09/9/2021, Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) và ngành điện gió toàn cầu kêu gọi Chính phủ cho phép giãn thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT thêm ít nhất 6 tháng, như là một biện pháp cứu trợ Covid-19 cho ngành điện gió Việt Nam. Do những trở ngại và đình trệ do đại dịch gây ra, phần lớn các dự án điện gió trên bờ đang triển khai sẽ không kịp hoàn thành kịp hạn chót, trước ngày 01/11/2021, để hưởng cơ chế ưu đãi giá điện cố định (FIT). 

Nếu không lùi thời hạn áp dụng giá FIT, những dự án này sẽ không thể tiếp tục và sẽ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế địa phương cũng như môi trường đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Khảo sát của GWEC cho thấy, hơn 70% các dự án đã gửi yêu cầu nối lưới trước ngày 03/8/2021 sẽ không thể kịp hạn chót COD. Hậu quả là, những dự án điện gió này sẽ không được hưởng ưu đãi từ cơ chế giá FIT, do đó gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế của nhà đầu tư và làm tăng nguy cơ dự án bị bỏ dở giữa chừng.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.