Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Nguy cơ từ hàng Việt bị đội lốt

PV - 15:48, 12/03/2019

Trong khi nhiều vùng nông thôn, miền núi, người dân làm ra sản phẩm nông sản không bán được, thì hiện nay tại nhiều thị trường trong nước, hàng nước ngoài, kém chất lượng lại đội lốt “made in Việt Nam” tràn lan.

Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.

Cách đây không lâu, Báo Dân tộc và Phát triển và các báo khác đã có nhiều bài viết về tình trạng này như cam nước ngoài đội lốt cam Hà Giang; khoai tây bán ở Đà Lạt nhưng nguồn gốc là khoai từ Trung Quốc…

Vì sao lại có hiện tượng này? Có nhiều lý do, nhưng phải thấy rõ rằng, những loại hàng hóa đó chắc chắn kém chất lượng nên phải gắn mác hàng hóa cùng chủng loại sản xuất tại Việt Nam để bán. Đáng lo ngại, những loại hàng hóa nông sản, thực phẩm giả danh đó thường bị ngâm tẩm, bảo vệ bằng hóa chất để có thể giữ được vẻ bên ngoài tươi ngon, nhưng lại chứa nhiều dư lượng hóa chất độc hại, kể cả bên trong sản phẩm đã bị phân hủy, nguy cơ ăn mòn sức khỏe người tiêu dùng.

Ở đây, có sự tiếp tay của không ít doanh nghiệp, tiểu thương đã nhập nhằng thương hiệu nhằm thu lợi bất chính. Chỉ vì tiền mà họ đã làm hại chính đồng bào mình. Hành vi này còn đang góp phần phá hoại nền sản xuất của chính đất nước mình. Tuy nhiên, một điều khiến chúng ra phải quan tâm, chuyện nhập nhằng thương hiệu có một phần do chưa có quy định rõ ràng như thế nào thì một sản phẩm được coi là sản phẩm của Việt Nam (trừ hàng xuất khẩu). Do vậy, trong nhiều trường hợp, cơ quan chức năng không biết phải căn cứ vào đâu để xác định một sản phẩm có phải là sản phẩm của Việt Nam hay không. Đặc biệt, tại những khu chợ dân sinh thì thật khó truy xuất nguồn gốc. Kể cả việc nghi ngờ đó là hàng kém chất lượng nhập ngoại nhưng cũng không có căn cứ để khẳng định sản phẩm đó không phải là hàng của Việt Nam.

Sau bao năm để có được niềm vui, là hàng hóa của Việt Nam ngày càng đạt chất lượng; ý thức người Việt dùng hàng Việt được nâng lên, chúng ta lại phải đối mặt với nguy cơ hàng Việt bị đội lốt. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự thức tỉnh lương tâm của doanh nghiệp, của những tiểu thương kinh doanh, buôn bán đừng vì lợi nhuận mà đánh mất bản sắc dân tộc, làm nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng, cộng đồng.

Bên cạnh đó, vai trò và trách nhiệm của lực lượng chức năng như, hải quan, quản lý thị trường… trong việc thực hiện nghiêm việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập vào Việt Nam và đặc biệt là khâu xử phạt nghiêm minh. Bởi thời gian qua, việc hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc vẫn đang từ các nước tuồn vào Việt Nam, tràn lan trong thị trường, đội lốt hàng Việt khá nhiều nhưng chưa thấy bị phạt nặng, hoặc bị xét xử công khai.

Nếu chúng ra chỉ dừng lại ở mức “lo lắng” và “lên án”, thì tình hình vẫn không thể thay đổi, người tiêu dùng vẫn phải chịu thiệt thòi. Và cái mất lớn hơn nữa là, sản xuất trong nước có nguy cơ “mắc kẹt” ngay trên sân nhà do bị “nội công ngoại kích”.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!