Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người tiên phong xây dựng sản phẩm OCOP ở Đăk Tờ Kan

Thùy Dung - 17:26, 18/03/2021

“Gương mẫu, năng động, sâu sát với cơ sở, luôn tìm các hướng đi mới để giúp người dân trên địa bàn xã học tập, ứng dụng nhằm vươn lên thoát nghèo”, đó là lời nhận xét của ông Huỳnh Xuân Thắng, Chủ tịch UBND xã Đăk Tờ Kan (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) dành cho chị Y Var, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đăk Tờ Kan.

Gia đình chị Y Var là một trong những hộ mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế
Chị Y Var luôn gương mẫu, đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình

Đăk Tờ Kan là một xã nghèo đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào các DTTS còn hạn chế. Thấu hiểu sự vất vả của người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ nên chị Y Var, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã đã có nhiều nỗ lực, vượt qua đói nghèo, giúp nhiều phụ nữ cùng vươn lên.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Y Var cho biết: “Ở đây khó khăn lắm, cái nghèo cứ bủa vây lấy dân làng nên chỉ có học cái chữ, hiểu biết hơn thì mới thoát được nghèo. Vì vậy từ nhỏ, tôi luôn cố gắng học tập để có cơ hội tiếp cận cái mới, cái hay, từ đó áp dụng vào thực tế. Khi được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội LHPN xã, tôi luôn tự hứa với lòng mình phải thực hiện thật tốt vai trò này để không phụ lòng tin của chính quyền và chị em hội viên”.

Ở trên cương vị mới, chị Y Var đã không ngừng học tập, nghiên cứu kỹ các văn bản, chính sách để bám sát trong triển khai các nhiệm vụ của Hội và triển khai đến chị em như mô hình “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, bình đẳng giới...Chị cũng thường xuyên vận động các phụ huynh quan tâm đến đến việc học tập của các con, cháu, nhờ vậy tỷ lệ trẻ em đến trường học đúng độ tuổi đạt 100%. Chị Y Var còn nhiệt tình giúp các hội viên có thu nhập từ mô hình lò sấy măng khô của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đặt tại thôn Tê Xô Trong.

Nhờ sự nhanh nhạy, mạnh dạn tiếp thu cái mới, chị Y Var đã phát triển 3 ha cà phê và cao su. Nhờ vậy mỗi năm, gia đình chị thu về nguồn thu hơn 100 triệu đồng.

Sản phẩm măng khô từ mô hình lò sấy măng khô của Hội LHPN xã đã được chọn tham gia sản phẩm OCOP của tỉnh Kon Tum
Sản phẩm măng khô từ mô hình lò sấy măng khô của Hội LHPN xã Đăk Tờ Kan đã được chọn tham gia sản phẩm OCOP của tỉnh Kon Tum

“Người dân nơi đây chủ yếu canh tác lúa, mì. Tuy nhiên, vì nhận thấy lợi ích từ cây cà phê mang lại, mình bàn bạc với chồng quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Lúc đầu, nhiều người bàn lùi vì nghĩ ở vùng này cà phê không phát triển được, nhưng trên thực tế biết cách chăm sóc cây trồng đúng kĩ thuật, vườn cà phê nhanh bén rễ và đâm chồi nảy lộc tốt”, chị Y Var cho biết.

Ngoài trồng cao su, cà phê, gia đình chị Y Var còn phát triển đàn tgia súc để tăng thêm thu nhập. Nhờ vậy, kinh tế gia đình ổn định, chị có điều kiện nuôi các con ăn học.

Ông Huỳnh Xuân Thắng, Chủ tịch UBND xã Đăk Tờ Kan cho biết: Với vai trò “đầu tàu” Hội LHPN xã, chị Y Var đã triển khai tốt các văn bản, chính sách xuống các thôn, làng và giúp nhiều chị em phấn đấu vươn lên toát nghèo. Chị Y Var cũng đi đầu trong việc xây dựng sản phẩm OCOP của xã. Sản phẩm măng khô từ lò sấy măng của Hội LHPN đã được xã lựa chọn tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Kon Tum.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.