Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người phụ nữ Hrê thành lập HTX để tiêu thụ đặc sản cho dân

PV - 14:15, 22/07/2019

Trước đây, đồng bào Hrê ở vùng cao Ba Tơ (Quảng Ngãi) rất khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản. Nhưng nay, sản phẩm đặc trưng của đồng bào Hrê đã có điểm tiêu thụ ổn định, thông qua đơn vị kết nối là Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Cao Muôn Ba Tơ. Người xây dựng HTX, giúp bà con tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm là chị Phan Thị Quyến, 36 tuổi, ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành.

Từ ý tưởng táo bạo 

Mặc dù công việc tại đơn vị khá bận rộn, nhưng chị Phan Thị Quyến vẫn thu xếp hợp lý công việc để thực hiện sở thích chế biến các món ăn và buôn bán của mình. Thời gian qua, chị Quyến đã thu mua những sản phẩm do bà con đi rừng thu hái được và bán lại cho người khác thông qua hình thức bán hàng trên mạng.

Chị Quyến kể: “Mình có cơ hội để tiếp cận với các sản phẩm của bà con thu hái về. Đồng bào ở quê cũng thường xuyên mang đến để trao đổi, lấy tiền về mua gạo, sinh hoạt hằng ngày... Từ chỗ ban đầu một người biết mình có mối bán liên tục thì dần dà họ truyền tai nhau. Sau này cứ có gì là bà con đều mang đến bán.

Từ ngày có HTX Nông nghiệp Cao Muôn Ba Tơ, sản phẩm thổ cẩm của Làng Teng có thêm một kênh tiêu thụ. Từ ngày có HTX Nông nghiệp Cao Muôn Ba Tơ, sản phẩm thổ cẩm của Làng Teng có thêm một kênh tiêu thụ.

Qua một thời gian mua bán với bà con, chị Quyến nhận thấy, có những sản phẩm bà con phải lên tận các đỉnh núi trong vùng mới có được. Chẳng hạn như cá niên, phải cất công có khi cả ngày mới được một, hai ký. Thế nhưng, nhiều nơi trả giá, thu mua không tương xứng. “Đặc biệt, bà con còn hạn chế trong cách bảo quản, chỉ cần sơ sẩy là sản phẩm bị hư, kém chất lượng. Thế là bị ép giá, có khi cả ngày đi làm không có đồng nào, như vậy rất tội cho bà con”, chị Quyến chia sẻ thêm.

Từ thực tế này, chị Quyến đã nảy ra ý tưởng phải có một điểm thu mua để làm cầu nối tiêu thụ đặc sản cho đồng bào. Theo đó, từ số tiền tích lũy, chị Quyến đã huy động thêm nguồn vốn từ gia đình, bạn bè người thân để làm thành lập HTX. Sau một thời gian chuẩn bị, đến tháng 5/2019, HTX Nông nghiệp Cao Muôn Ba Tơ được thành lập, với sự tham gia của khoảng 15 thành viên, chủ yếu là các hộ nông dân chuyên trồng, nuôi các cây, con đặc sản của địa phương và của cả các hộ dân chuyên đi tìm, “săn” các đặc sản của núi rừng.

“Cầu nối” tiêu thụ đặc sản địa phương

Với sự năng động và điều hành hợp lý của chị Quyến, dù chỉ mới đi vào hoạt động chưa đầy hai tháng, nhưng HTX đã trở thành “cầu nối” giúp bà con tiêu thụ sản phẩm ổn định và có thu nhập cao. Hiện nay, trung bình mỗi tháng HTX Nông nghiệp Cao Muôn Ba Tơ thu mua và tiêu thụ khoảng 500kg đặc sản rừng các loại cho bà con như thịt trâu, cá niên, ớt xiêm, lá chè dung, mật ong, sim rừng, gạo lúa rẫy, các loại sâm, rau dớn, bồ ngót rừng, ốc đá...

Để làm phong phú các sản phẩm, chị Quyến còn học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu ra nhiều món ngon hấp dẫn, phục vụ mọi đối tượng khách hàng như ớt xiêm ngâm với sả rừng, rượu sim, rượu sâm... Hay như món thịt trâu, trước đây nhiều người chỉ thường mua thịt tươi về chế biến thì nay có cơ hội thưởng thức món thịt trâu gác bếp đã qua hút chân không do chính tay chị chế biến.

pppnh 4

Bước đầu, sau khi trừ các chi phí và trả lợi nhuận cho bà con, HTX thu về hơn 100 triệu đồng mỗi tháng. Thị trường tiêu thụ rộng mở khắp nơi. Ngoài bán sản phẩm trực tiếp, hình thức bán hàng “online” qua mạng được chị Quyến ứng dụng, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều nơi.

Bên cạnh việc giúp người dân tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng cao, chị Quyến còn liên kết với Tổ hợp tác chuyên dệt, may thổ cẩm ở Làng Teng để tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Tại cửa hàng của HTX còn có một không gian để dành cho nghệ nhân dệt hằng ngày và trưng bày các sản phẩm do mình làm ra.

“Ngày trước, sản phẩm mình làm ra không có nơi tiêu thụ. Thông qua chị Quyến và HTX mình đã có một nơi để thể hiện tài năng của mình, cũng như tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm làm ra đã có nhiều khách hàng đặt từ trước. Thu nhập có khấm khá hơn”, chị Phạm Thị Im, ở thị trấn Ba Tơ chia sẻ.

Trước những thành công bước đầu, chị Quyến và HTX Nông nghiệp Cao Muôn Ba Tơ mong muốn, các cấp chính quyền, huyện Ba Tơ và tỉnh Quảng Ngãi quan tâm hỗ trợ HTX trong việc đăng ký thương hiệu, đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm, giúp HTX phát triển bền vững hơn.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.