Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người phụ nữ gốc Việt "nắm trong tay sức khỏe thế giới"

PV - 11:45, 29/08/2021

Aurélia Nguyen, nhà khoa học gốc Việt, chịu trách nhiệm điều phối và cung cấp vaccine Covid-19 cho 190 nền kinh tế thông qua chương trình COVAX.

Aurélia Nguyen, giám đốc điều hành chương trình Covax. Ảnh: GAVI
Aurélia Nguyen, giám đốc điều hành chương trình Covax. Ảnh: GAVI

"Không quá lời khi nói rằng sức khỏe của cả thế giới đang nằm trong tay Aurélia Nguyen", tạp chí Time giới thiệu trong bài viết hôm 17/2 về người phụ nữ gốc Việt được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành Covax hồi tháng 10/2020.

Trong vai trò giám đốc điều hành, bà Nguyen có nhiệm vụ đảm bảo vaccine, loại vũ khí cứu người và chấm dứt đại dịch Covid-19, đến được nhiều người nhất trên thế giới, đảm bảo tiếp cận vaccine công bằng và bình đẳng cho khoảng 190 nền kinh tế toàn cầu.

Bà Nguyen giám sát việc sử dụng ngân sách 6 tỷ USD do 98 nước giàu đóng góp cho COVAX để phục vụ mục đích này. Từ tháng 11/2020, bà dẫn dắt sứ mệnh đảm bảo và phân phối vaccine miễn phí cho gần 92 quốc gia có nguồn lực thấp, ngân sách không đủ đặt mua vaccine. Covax cũng phải cạnh tranh với những nước giàu để có được nguồn cung vaccine cần thiết.

"Không phải mọi việc đều thuận buồm xuôi gió", bà thừa nhận.

COVAX do Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh Sáng kiến Sẵn sàng Đối phó Đại dịch (CEPI) phối hợp thực hiện. Chương trình là sáng kiến hợp tác toàn cầu, tập hợp chính phủ các nước, giới khoa học, doanh nghiệp, xã hội, các nhà tài trợ và các tổ chức y tế toàn cầu nhằm đẩy nhanh quá trình chấm dứt đại dịch.

Trước khi tiếp nhận vị trí giám đốc điều hành COVAX, bà Nguyen là giám đốc điều hành về Vaccine và Bền vững của GAVI, chịu trách nhiệm điều phối nguồn lực của GAVI để hỗ trợ tài chính bền vững cho các chương trình vaccine và các thị trường, từ đó mở rộng việc tiêm vaccine.

"Tôi là người mang trong mình nửa dòng máu Pháp, nửa dòng máu Việt Nam và đã sống ở rất nhiều nước trên thế giới", bà Nguyen cho biết trên website của GAVI năm 2013.

Trước khi gia nhập GAVI, bà đảm nhận nhiều vị trí khác nhau từ năm 1999 tới 2010 tại công ty dược GlaxoSmithKline, nơi bà đã phát triển nhiều chính sách về tiếp cận thuốc và vaccine ở các nước đang phát triển. Bà cũng thực hiện nhiều nghiên cứu cho WHO về chính sách thuốc gốc, có thành phần hoạt chất tương tự thuốc biệt dược nhưng giá thành sản xuất rẻ hơn.

Bà Nguyen có bằng thạc sĩ Chính sách y tế, kế hoạch và tài chính của Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Dịch tễ London và Trường Kinh tế London. Bà được tạp chí Time vinh danh trong danh sách "100 cá nhân đang định hình tương lai cho lĩnh vực của mình và xác định thế hệ lãnh đạo tiếp theo" năm 2021.

Bà Nguyen cho hay mục tiêu của COVAX là phân phối 1,8 tỷ liều vaccine cho thế giới tới đầu năm 2022. Tới nay, COVAX đã phân phối được 215 triệu liều vaccine Covid-19 tới 138 thành viên tham gia chương trình.

"Cuộc khủng hoảng Covid-19 giúp chúng ta nhận ra rằng mình đang sống trong một thế giới kết nối chặt chẽ. Điều quan trọng là ai cũng phải được tiếp cận công bằng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe", bà Nguyen nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm 1/7.

"Vì vậy, tôi hy vọng chính phủ các nước, các khu vực tư nhân, người dân, hãy đồng lòng hỗ trợ nỗ lực giải quyết các vấn đề y tế toàn cầu. Chúng ta phải tận dụng cơ hội này để xây dựng lại tốt hơn, để hệ thống y tế mạnh hơn, cho khả năng phục hồi tốt hơn", bà nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.