Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người nông dân sáng tạo máy bừa không người lái

PV - 14:32, 25/09/2018

Câu chuyện về một người nông dân chế tạo thành công máy bừa điều khiển từ xa khiến nhiều người ở Yên Bái vô cùng ngưỡng mộ. Nhà sáng chế “chân đất” ấy là anh Hà Văn Hồng ở thôn 12, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Anh Hà Văn Hồng bên chiếc máy bừa của mình (nguồn internet). Anh Hà Văn Hồng bên chiếc máy bừa của mình (nguồn internet).

Đến huyện Văn Chấn (Yên Bái), chúng tôi được nghe nhiều người nông dân nơi đây chia sẻ về câu chuyện anh Hà Văn Hồng chế tạo thành công máy bừa không người lái. Gặp anh trong căn nhà đơn sơ, bừa bộn linh kiện cơ khí như một xưởng cơ khí nhỏ, anh Hồng cho biết, chiếc máy bừa điều khiển từ xa do anh cải tạo có nguyên mẫu là máy bừa được mua ở cửa hàng. Điều khác biệt ở đây là chiếc máy bừa này được thiết kế một bộ điều khiển tự động. Bảng điều khiển này anh Hồng tìm mua và tận dụng linh kiện thừa từ các thiết bị điện đã hỏng, đồng thời sử dụng thiết bị điều khiển từ đồ chơi trẻ em và cải tiến thêm một số tính năng cho phù hợp.

Anh Hồng cho biết thêm, anh đã nung nấu ý định cải tạo một chiếc máy bừa không người lái từ hơn 10 năm trước. Thời điểm đó, đã có máy bừa hiện đại thay cho sức trâu kéo truyền thống nhưng người dân vẫn phải theo sau lái máy bừa. Nhà anh Hồng có 0,5ha ruộng, 2 vợ chồng thay phiên nhau đứng máy bừa, làm việc hết công suất mà 1 tuần mới hoàn thành xong đám ruộng. Nhận thấy cách làm theo truyền thống mất rất nhiều thời gian và công sức, anh Hồng đã tự mày mò thiết kế chiếc máy bừa. Không có kiến thức cơ bản về cơ khí nên ở đâu có sách, báo hướng dẫn cơ khí, anh Hồng đều tìm đọc và say sưa nghiên cứu. Mày mò thử nghiệm từng bước, cuối cùng anh đã sáng tạo thành công chiếc máy bừa không người lái.

Theo cơ chế vận hành của máy, bộ điều khiển từ xa sử dụng năng lượng bình ắc quy nhỏ lắp theo máy bừa. Tay cầm được anh Hồng tận dụng từ bộ điều khiển từ xa bằng đồ chơi của trẻ em. Chiếc máy bừa không cần có người theo sau để lái, người nông dân chỉ cần ngồi trên bờ ruộng bấm nút điều khiển để máy bừa hoạt động (khoảng cách có thể cách xa đến 150m). Khi cần chuyển hướng, chỉ cần gạt tay cầm trên bảng điều khiển, chiếc máy sẽ nhận lệnh mà di chuyển theo nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra, chế độ điều khiển từ xa có thể làm máy dừng lại nếu trường hợp gặp trục trặc. Các thiết bị được gắn trên máy bừa chống được nước, bùn và lắp đặt rất dễ dàng.

Chiếc máy bừa của anh Hồng hiện đã rất đỗi quen thuộc với người nông dân ở thôn 12 nhiều năm nay. Cảnh anh Hồng mang chiếc máy của mình đi khắp các cánh đồng, giúp đỡ mọi người đã không còn xa lạ với người dân nơi đây.

Anh Bùi Đỉnh Nghiêm ở thôn 12 chia sẻ: “Anh Hồng là một người giỏi, sáng chế ra chiếc máy bừa rất tốt. Lần đầu tiên thấy cái máy này tôi rất lạ, thấy máy bừa làm đất góc rất đẹp, người lại không phải đi theo máy, chỉ việc đứng trên bờ che ô và điều khiển nên chúng tôi rất mừng”.

Bà Đỗ Thị Đào, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thịnh cho biết, mô hình máy bừa không người lái của anh Hồng rất được địa phương quan tâm, vừa đảm bảo năng suất, lại tiết kiệm nhân lực trong sản xuất nông nghiệp. Câu chuyện về anh Hà Văn Hồng đã cho thấy, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì người nông dân chỉ cần có quyết tâm đều làm được những điều có ý nghĩa.

Anh Hồng là một người giỏi, sáng chế ra chiếc máy bừa rất tốt. Lần đầu tiên thấy cái máy này tôi rất lạ, thấy máy bừa làm đất góc rất đẹp, người lại không phải đi theo máy, chỉ việc đứng trên bờ che ô và điều khiển nên chúng tôi rất mừng”. (Anh Bùi Đỉnh Nghiêm ở thôn 12)

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.