Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người Mông ở Lai Châu vui hội Gầu Tào

Hà Minh Hưng - 06:05, 28/02/2024

Gầu Tào, trong tiếng Mông có nghĩa là hội chơi đồi hay hội chơi núi mùa xuân. Mục đích của Lễ hội Gầu Tào là để cúng thần núi, thần rừng, cảm ơn thần thánh, trời đất che chở, phù hộ cho con người. Đồng thời, biểu đạt khát vọng ấm no hạnh phúc và cầu nguyện cho năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, thể hiện tấm lòng của con cháu nhớ về cội nguồn. Đồng thời đây cũng là dịp để đồng bào Mông gặp gỡ, giao lưu và vui chơi sau những ngày lao động vất vả.

Từ năm 2020, Lễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Riêng Lai Châu, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030. Theo đó, Lễ hội Gầu Tào được nâng cấp tổ chức với quy mô cấp huyện từ năm 2023. Từ ngày 10 đến ngày 15 tháng Giêng (âm lịch) các xã Tả Lèng (huyện Tam Đường), Sà Dề Phìn (huyện Sìn Hồ) Dào San Phong Thổ và Sùng Phài (Tp. Lai Châu) lần lượt tổ chức Lễ hội Gầu Tào.

Theo truyền thuyết dân gian kể lại, trước đây những cặp vợ chồng người Mông lấy nhau nhiều năm nhưng chưa sinh được con cái, thì người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó cầu xin thần đồi, thần núi phù hộ gia đình sinh được người con trai. Vậy nên trong phần lễ đi quanh cây nêu bao giờ cũng có cặp trai gái đi theo.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận tại lễ hội Gầu Tào

Đồng bào nô nức đi trẩy hội Gầu Tào
Đồng bào nô nức đi trẩy hội Gầu Tào
Phần lễ được tổ chức tại khu đất rộng có dựng cây nêu, đây cũng là vị trí thầy cúng hành lễ.
Phần lễ được tổ chức tại khu đất rộng có dựng cây nêu, đây cũng là vị trí thầy cúng thực hiện các nghi lễ
Trong Lễ hội Gầu Tào, trò chơi ném pao được nhiều chàng trai, cô gái người Mông yêu thích.
Trong Lễ hội Gầu Tào, trò chơi ném pao được nhiều chàng trai, cô gái người Mông yêu thích
 Các thiếu nữ Mông trổ tài thêu thùa tại không gian văn hóa.
Các thiếu nữ Mông trổ tài thêu thùa tại không gian văn hóa
Các chàng trai, cô gái trình diễn múa khèn trong Lễ hội Gầu Tào.
Các chàng trai, cô gái trình diễn múa khèn trong Lễ hội Gầu Tào
Du khách được thưởng thức nhạc cụ và ẩm thực tại không gian văn hóa của người Mông.
Du khách được thưởng thức nhạc cụ và ẩm thực tại không gian văn hóa của người Mông
 Đại biểu tham quan không gian văn hóa và thưởng thức ẩm thực.
Đại biểu tham quan không gian văn hóa và thưởng thức ẩm thực
Thi giã xay ngô nấu mèn mén tại Lễ hội Gầu Tào xã Tả Lèng (huyện Tam Đường)
Thi xay ngô nấu mèn mén tại Lễ hội Gầu Tào xã Tả Lèng (huyện Tam Đường)
Các cô gái Mông duyên dáng trong ngày hội.
Các cô gái Mông duyên dáng trong ngày hội
 Đại diện các đội thi lắp ráp khèn Mông.
Đại diện các đội thi lắp ráp khèn Mông
Thi giã bánh dày không thể thiếu trong Lễ hội Gầu Tào truyền thống.
Thi giã bánh dày không thể thiếu trong Lễ hội Gầu Tào truyền thống
Bánh dày sau khi thi xong là thứ quà mời du khách cùng thưởng thức trong ngày đầu Xuân.
Bánh dày sau khi thi xong được dùng để mời du khách cùng thưởng thức trong ngày đầu Xuân.
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.