Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người lao động có quyền làm thêm ngoài giờ

PV - 16:06, 14/07/2021

Do đại dịch Covid-19, chị Ngọc phải làm thêm ngoài giờ công việc ship hàng để có thêm thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình nhưng bị công ty cấm vì lo ngại nhân viên nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến công ty.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Công ty thông báo với chị Ngọc nếu tiếp tục làm thêm thì sẽ bị cho nghỉ việc, mặc dù trong hợp đồng lao động không quy định cấm chị làm thêm ngoài giờ. Chị Ngọc rất băn khoăn và đã nhờ luật sư tư vấn.

Luật sư cho biết, theo Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp. Họ có thể làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ đâu, miễn không trái pháp luật.

Hiện pháp luật không cấm người lao động làm thêm công việc khác ngoài công việc chính. Vì vậy, người lao động có quyền làm đồng thời nhiều công việc tại cùng một thời điểm, chỉ cần bảo đảm việc không ảnh hưởng đến công việc chính.

Trong trường hợp này, điều khoản trong hợp đồng lao động không cấm chị Ngọc làm thêm ngoài giờ nên công ty hoàn toàn không có căn cứ để xử lý kỷ luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Nếu sa thải chị vì lý do không chính đáng, công ty phải nhận trở lại làm việc theo hợp đồng đã giao kết, phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho chị một khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng lương theo hợp đồng lao động.

Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, công ty phải báo trước cho chị Ngọc ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng và 3 ngày đối với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng. Nếu vi phạm quy định này, công ty phải trả cho chị khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước.

Nếu người lao động quay trở lại làm việc, người này phải hoàn trả cho công ty các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, các khoản trợ cấp khác đã nhận của công ty. Nếu chị Ngọc không muốn tiếp tục làm việc, công ty phải thanh toán hết tiền lương, bảo hiểm và thêm khoản trợ cấp thôi việc để chấm dứt hợp đồng, theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019.

Trường hợp công ty không muốn nhận lại chị và chị đồng ý, thì hai bên phải thỏa thuận khoản tiền bồi thường cho người lao động, ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.