Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Người hiến tặng 4000m2 đất cho bon

PV - 13:47, 29/05/2018

Hiến 4000m2 đất mặt đường để xây trường và làm nhà văn hóa cộng đồng, anh Điểu Tam ở bon Đăk R’Moan, xã Đăk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa (Đăk Nông) đã góp phần làm thay đổi diện mạo của buôn nghèo.

Con đường nhựa phẳng lỳ dẫn vào bon Đăk R’Moan, xã Đăk R’Moan khoác lên mình áo mới. Trường mầm non mới khang trang mang tên Hoa hướng dương được vẽ hình ảnh các con vật trên nền tường trắng càng thêm sinh động. Ngay sát bên trường, căn nhà dài truyền thống của người M’Nông phên nứa, mái tranh cũng vừa được dựng lên. Hai công trình này trở thành điểm nhấn ấn tượng của bon do thị xã Gia Nghĩa đầu tư xây dựng trên phần đất mà anh Điểu Tam tự nguyện hiến tặng với diện tích 4.000m2.

Điểu Tam (đứng bên trái) chia sẻ kinh nghiệm trồng cà phê. Điểu Tam (đứng bên trái) chia sẻ kinh nghiệm trồng cà phê.

 

Điểu Tam kể: Những năm trước, mấy chục đứa trẻ mầm non của bon phải học trong một căn nhà tạm bợ, ngày nắng thì nóng, ngày mưa thì ẩm ướt, nhìn bọn nhỏ rất đáng thương. Không có điều kiện ăn học nhiều nhưng mình cũng may mắn được học cái chữ nên hiểu được giá trị của nó. Mảnh đất này ngày xưa gia đình mình khai phá trồng điều, mỗi năm cũng mang lại khoản thu nhập đáng kể. Nghĩ đến cảnh trẻ con thất học, tụt hậu mình không tiếc nuối sẵn sàng hiến tặng đất xây trường.

“Mình còn hai đứa con đang đi học, nên việc hiến đất xây trường không những giúp cho con em trong bon mà con cháu của mình cũng được hưởng lợi. Từ ngày khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, hai vợ chồng mình đều đi xem tiến độ xây dựng trường đến đâu. Mừng lắm, vì trẻ trong bon có nơi học đàng hoàng”, Điểu Tam vui vẻ nói.

Bon Đăk R’moan có gần 120 hộ, hơn một nửa là đồng bào DTTS. Trước đây, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, nhưng những năm gần đây kinh tế-xã hội và đời sống của người dân đã khởi sắc. Kết cấu hạ tầng giao thông, trường học, nhà văn hóa được quan tâm đầu tư. Bon Đăk R’moan phấn đấu đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2018 và thực hiện xây dựng bon kiểu mẫu trong những năm tiếp theo.

Từ trước tới nay, bà con trong bon chỉ có dịp gặp gỡ nhau tại nhà thờ, không có nhà văn hóa để sinh hoạt, thiếu sự gắn kết tập thể, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Sau khi hiến đất xây trường mầm non, vợ chồng Điểu Tam lại tiếp tục hiến một miếng đất liền kề để xây dựng nhà truyền thống. Ngôi nhà truyền thống của bon tiếp tục được xây dựng trên đất của Điểu Tam hiến tặng. Đầu năm 2018, căn nhà dài truyền thống của cộng đồng người M’Nông bon Đăk R’Moan đi vào sử dụng. Đối với người dân, đây không chỉ là nơi sinh hoạt, gắn kết cộng đồng mà còn lưu giữ những di sản truyền thống văn hóa dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. “Bây giờ trẻ nhỏ đã có nơi học, bà con có nơi tụ họp, giao lưu, mình cảm thấy rất vui. Mỗi người góp một ít, mình thấy ở nhiều nơi khác người dân cũng tự nguyện hiến đất để xây dựng bon làng khang trang, khởi sắc hơn”, Điểu Tam cho biết.

Già làng Điểu Nham, Trưởng bon Đăk R’Moan cho biết: Nhà truyền thống là không gian sinh hoạt chung cho bà con, sân chơi lành mạnh cho thanh, thiếu niên và là nét đẹp văn hóa dân tộc. Việc xây dựng được bà con trong bon ủng hộ, mỗi người góp công, góp sức để xây dựng, đặc biệt là gia đình Điểu Tam hiến tặng cho bon mảnh đất, rất đáng trân trọng.

Được biết, sau khi đi vào hoạt động, nhà văn hóa truyền thống bon Đăk R’Moan sẽ là nơi thực hiện việc xây dựng mô hình bon trọng điểm về văn hóa du lịch của tỉnh Đăk Nông. Đây là nơi trưng bày những hiện vật gắn với sự hình thành và phát triển của bon Đăk R’Moan cũng là nơi lưu giữ những hiện vật đặc trưng trong đời sống sinh hoạt của người M’Nông.

Mình còn hai đứa con đang đi học, nên việc hiến đất xây trường không những giúp cho con em trong bon mà con cháu của mình cũng được hưởng lợi. Từ ngày khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, hai vợ chồng mình đều đi xem tiến độ xây dựng trường đến đâu. Mừng lắm, vì trẻ trong bon có nơi học đàng hoàng”.

Điểu Tam

QUỐC PHONG - LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!