Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người giữ nghề rèn truyền thống của đồng bào Ê-đê

PV - 14:29, 09/04/2018

Biết đến nghề rèn từ nhỏ, cụ Y Ngoan Niê (1938, trú tại buôn Ngo B, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) nắm vững các kỹ thuật chế tác thủ công truyền thống và cố gắng giữ nghề cho đến ngày nay.

ác sản phẩm cụ Y Ngoan làm ra đẹp, sắc bén. Các sản phẩm cụ Y Ngoan Niê làm ra đẹp, sắc bén.

 

 

Chúng tôi tình cờ gặp cụ Y Ngoan Niê trong lúc chở dụng cụ lao động đi bán cho người dân trong vùng. Cụ chia sẻ, ngồi ở chợ cả buổi nhưng không bán được cái nào đành quay về.

Uống vội cốc nước lọc cho đỡ khát, cụ tâm sự cơ duyên đến với nghề rèn: Ngày nhỏ chứng kiến đàn ông trong buôn tự tay mài, dũa miếng thép, thanh sắt thô sơ thành những thứ họ cần nên tò mò, thích thú. Năm lên 10 tuổi, cụ Y Ngoan bắt đầu học nghề rèn.

“Thời đó, hầu như người đàn ông Ê-đê nào cũng biết làm. Nhưng để làm ra sản phẩm đẹp, tinh xảo chỉ có bậc tiền bối mới làm được. Họ chỉ làm những lúc rảnh rỗi nên cụ phải để ý ai làm là tới xin học ngay”, cụ Y Ngoan Niê cho biết.

Cụ Y Ngoan tiết lộ bí quyết để có sản phẩm sắc bén, không bị sứt mẻ nằm ở khâu nung. Người thợ phải nung thanh sắt đạt đến độ đỏ chín thì dùng búa đập cho đến khi sắt nguội rồi lại cho vào lò nung. Cứ như vậy cho đến khi tạo được hình dáng của sản phẩm thì mới mang đi mài. Thời gian để làm được một con dao, chiếc búa, xà gạt, rìu… mất từ 3-4 ngày, do đó người thợ rèn phải có lòng kiên trì, nhẫn nại và lòng yêu nghề.

Trước đây, nghề thợ rèn rất phổ biến trong các buôn làng Ê-đê nhưng nay vắng bóng hẳn. Do quy trình chế tác kỳ công, tốn thời gian; sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, bán không có lời… khiến nghề bị mai một, lãng quên dần. Trong buôn Ngon B chỉ còn mình cụ “đỏ lửa”.

Cụ cụ Y Ngoan Niê tâm sự, nghề rèn là nghề truyền thống chứa đựng bản sắc văn hóa độc đáo của người Ê-đê nên bằng mọi cách cụ sẽ giữ nghề và truyền nghề. Để sống được với nghề, cụ Y Ngoan đầu tư công sức mài dũa sản phẩm cho thật tinh xảo, sắc bén để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm được chế tác hiện đại. Cụ tìm đến các tiệm ve chai mua lại từng miếng sắt thép vụn để giảm bớt chi phí chế tác. Ngoài ra cụ còn nhận sửa, mài dũa lại dụng cụ lao động bị sứt mẻ, rỉ sét để kiếm thêm thu nhập.

Ông Y Băp Niê, một trong những khách “ruột” của cụ Y Ngoan cho biết, sản phẩm cụ làm bằng tay nhưng đẹp hơn cả hàng có khung mẫu đúc sẵn. Nhà ông toàn mua đồ cụ rèn về dùng vì chúng rất dày và sắc bén, chặt nhát nào ra nhát đấy. Dùng hơn năm là ông tháo cán ra nhờ cụ mài lại là đẹp sáng ngay, chứ hàng mua ở chợ mỏng dính, bị mẻ sứt là bỏ, phí lắm.

ĐĂNG QUANG

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.