Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người “đứng mũi chịu sào” ở Huồi Mới 1

PV - 10:21, 04/09/2019

Mỗi một con dốc hay nóc nhà, những tên, tuổi của người già hay trẻ nhỏ Bí thư Chi bộ bản Huồi Mới 1- Và Bá Thái đều nắm rất rõ. Với tư cách là người “đứng mũi chịu sào” của bản, hơn 10 năm nay, ông đã góp phần không nhỏ để cuộc sống người Mông ở đây có nhiều đổi thay.

Phải mất gần 3 tiếng đồng hồ vật lộn với chiếc xe “đặc chủng” của người dân miền sơn cước rồi cũng vào đến Huồi Mới 1, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An). Anh bạn dẫn đường nói vui, dừng xe của mình để đi xe “của bộ” (ý nói phải đi bộ) mới tìm hiểu, cảm nhận được cuộc sống của bà con…

Do được báo trước nên Bí thư chi bộ Và Bá Thái không đi lên rẫy mà ở nhà đợi chúng tôi. Ông không khác mấy so với những năm trước tôi gặp, đậm chất người Mông, rắn rỏi và khỏe mạnh.

Một góc bản Huồi Mới1 hôm nay. Một góc bản Huồi Mới1 hôm nay.

Sau cái bắt tay, ông dẫn chúng tôi đi thăm cuộc sống của người dân nơi đây. Ông Thái tự hào nói, bản Huồi Mới 1 là bản người Mông đẹp nhất của xã Tri Lễ. Với 80 gia đình và 500 nhân khẩu. Mặc dù, cuộc sống đang còn những khó khăn nhất định, nhưng người dân ở đây đoàn kết và chăm chỉ làm ăn. Ruộng trồng lúa ít, nhưng đổi lại người dân có nhiều rừng. Rừng là cuộc sống, rừng đem lại sự no ấm cho đồng bào. Chỉ tính riêng mỗi vụ măng hay công chăm sóc và bảo vệ rừng người dân cũng có thu nhập hằng tháng hàng triệu đồng

Bí thư Chi bộ Và Bá Thái cho hay, Huồi Mới 1 là bản nằm khu vực biên giới nên việc quản lý nhân khẩu cũng gặp những khó khăn, do người Mông ở bản thường di dân khắp đó đây, thậm chí sang Lào sinh sống. Những năm 90 về trước, đồng bào phải vất vả tìm cách làm ăn đủ thứ nghề. Gia đình ông cũng vậy, cuộc sống chỉ phụ thuộc vào nương rẫy. Thời tiết thuận lợi thì được mùa lá rẫy, nếu ông trời không phù hộ thì xem như cả năm thiếu đói.

Từ khi được người dân và chi bộ tín nhiệm bầu làm Trưởng bản, Bí thư Chi bộ, ông luôn trăn trở tìm cách để định hướng cho bà con làm ăn. Theo ông Thái kể, ông đã đi nhiều nơi để tìm hiểu các mô hình kinh tế của người dân vùng miền núi, về áp dụng rồi hướng dẫn bà con làm theo.

Qua khảo sát, tìm hiểu, ông đã vận động bà con trồng và chăn nuôi những cây và con đặc sản địa phương như, dưa nại, khoai sọ, bí đao, bò, lợn đen... nhờ thế mà kinh tế gia đình của nhiều hộ dân khá lên.

Anh Và Chông Mà người dân bản Huồi Mới 1 cho biết: Gia đình anh cách đây 2 năm, là hộ nghèo, mặc dù đã cố gắng lao động nhưng vẫn không đủ phục vụ cuộc sống, các con phải luôn thiếu ăn, thiếu mặc. Từ khi được ông Thái hướng dẫn cách trồng dưa, khoai sọ và nuôi bò nên hiện nay gia đình không còn thiếu đói nữa. Ngoài cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình, thu nhập mỗi năm cũng hơn 50 triệu đồng. Bây giờ thì không còn phải lo ăn từng ngày nữa, mà vợ chồng đang tìm cách nghĩ để làm có nhiều tiền hơn để sang năm dựng được ngôi nhà sàn mới nữa…

Được sự hỗ trợ về cách thức làm ăn, cuộc sống người Mông ở Huồi Mới 1 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ 100 con bò đến nay bản Huồi Mới 1 đã có hơn 300 con bò; mỗi gia đình đều có 5 đến 7 con lợn đen và nhiều gà vịt… Đặc biệt, thương hiệu đào Huồi Mới vào mỗi dịp cuối năm cũng cho bà con có thêm thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng

Ngoài hướng dẫn bà con làm ăn, Bí thư Chi bộ Và Bá Thái còn phối hợp với cán bộ các tổ chức, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con tham gia các phong trào như, xây dựng gia đình văn hóa; bảo tồn giá trị văn hóa người Mông, xây dựng NTM; vận động người dân quan tâm tới việc học tập của con em trong bản. Nhờ đó đến nay 100% trẻ em trong bản đều được đến trường…

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.