Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người dân miền Trung chủ động phòng chống bão số 4

Minh Nhật - 17:20, 18/09/2024

Đánh giá, rút kinh nghiệm từ nhiều mùa bão trước, người dân miền Trung tranh thủ đưa tàu thuyền lên bờ, đồng thời khẩn trương dọn dẹp, kê cao đồ đạc để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão lũ.

Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, cường độ cấp 8, giật cấp 10

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ, lúc 7 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/h.

Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, cường độ cấp 8, giật cấp 10.

Đến 7 giờ ngày 19/9, tâm bão số 4 cách Quảng Trị khoảng 210km về phía Đông Đông Nam, cách Đà Nẵng khoảng 120km về phía Đông. Bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Trong những giờ tiếp theo, bão số 4 sẽ đi vào đất liền trên khu vực tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Mưa lớn trong sáng 18-9 đã khiến một số khu vực ở TP Đà Nẵng ngập cục bộ. Ảnh nguồn Báo Nhân Dân
Mưa lớn trong sáng 18/9 đã khiến một số khu vực ở TP. Đà Nẵng ngập cục bộ. Ảnh nguồn Báo Nhân Dân

Để ứng phó với mưa bão, sáng 18/9, ngư dân TP. Đà Nẵng đang khẩn trương thu gọn ngư lưới cụ vào bờ. Hàng trăm chiếc thuyền được ngư dân Đà Nẵng khẩn trương kéo lên đường tập kết, chằng néo trước khi áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và hướng về đất liền các tỉnh miền Trung.

Tại khu vực cầu cảng tại biển Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), nhiều ngư dân đã thuê xe cẩu đưa tàu, thuyền về nơi tránh trú. Tàu thuyền được cẩu lên nằm dọc vỉa hè tuyến đường Hoàng Sa.

Ngư dân Đà Nẵng tranh thủ cẩu thuyền lên bờ sớm để tránh bão
Ngư dân Đà Nẵng tranh thủ cẩu thuyền lên bờ sớm để tránh bão

Nhiều ngư dân chia sẻ tranh thủ cẩu thuyền lên bờ sớm để tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, lo mưa lớn gây ngập nặng, người dân vùng rốn lũ Mẹ Suốt ở TP. Đà Nẵng đã thu dọn đồ đạc, kê lên chỗ cao để tránh thiệt hại.

Từ sáng 18/9, nhiều hộ dân ở khu vực rốn lũ Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) đã tất bật lo dọn dẹp, kê cao đồ đạc.

Do mưa lớn kéo dài, sáng 18/9, trên một số tuyến đường ở Đà Nẵng nước ngập sâu 30-50cm khiến tình hình giao thông hỗn loạn.

Trước diễn biến phức tạp, nhiều khả năng trở thành bão số 4 của áp thấp nhiệt đới, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng đã cho học sinh toàn thành phố nghỉ học vào chiều 18/9 và ngày 19/9.

Mưa lớn trong sáng 18-9 đã khiến một số khu vực ở Thưag Thiên – Huế ngập cục bộ
Mưa lớn trong sáng 18/9 đã khiến một số khu vực ở Thừa Thiên – Huế ngập cục bộ

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, có thể mạnh lên thành bão, dự báo trên đất liền tỉnh có mưa cường độ mạnh nhất tập trung từ chiều tối 18/9 đến trưa 20/9.

Sáng 18/9, trên địa bàn xã Phú Hồ và Phú Xuân của huyện Phú Vang xảy ra lốc xoáy làm 1 người bị thương và làm tốc một phần mái nhà của 12 hộ dân. Hiện các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương rà soát, triển khai phương án ứng phó với diễn biến của thời tiết.

Ở những khu vực đô thị, vùng trũng thấp, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân sẵn sàng phương án kê cao đồ đạc, di chuyển phương tiện ô tô đến vị trí đỗ an toàn. Các địa phương đã lên kịch bản chi tiết về phương án di dời dân ở từng khu vực nhằm ứng phó với tình hình thời tiết theo phương châm “4 tại chỗ”.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, toàn tỉnh có 1.884 phương tiện/10.685 lao động; đến trưa 18/9, toàn bộ tàu thuyền đã vào nơi neo đậu tránh trú an toàn.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương đã ký công điện hỏa tốc chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong tỉnh khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ để ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang tiến vào đất liền, có thể mạnh lên thành bão.

Để ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ người dân triển khai các biện pháp để phòng, chống.

Lực lượng Đồn Biên phòng Triệu Vân hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân neo đậu tàu thuyền và vận chuyển ngư lưới cụ lên bờ để ứng phó với bão số 4
Lực lượng Đồn Biên phòng Triệu Vân hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân neo đậu tàu thuyền và vận chuyển ngư lưới cụ lên bờ để ứng phó với bão số 4

Đến trưa 18/9, 2.280 chiếc tàu thuyền tại tỉnh Quảng Trị đã cơ bản vào bờ neo đậu, tránh trú an toàn trước tình hình áp thấp nhiệt đới  mạnh lên thành bão số 4.

Tại các khu neo đậu tránh trú bão ở huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị), ngư dân đang hối hả neo đậu tàu thuyền, đưa ngư lưới cụ vào bờ.

Lực lượng Biên phòng Quảng Trị cũng có mặt tại các khu vực trên để hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong việc phòng, chống áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4.

Ngư dân Nguyễn Quang Dinh (ngụ thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong) cho biết sau khi nghe dự báo thời tiết, ông đã đưa thuyền vào bến để neo đậu để đảm bảo an toàn.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.