Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người dân Hùng Sơn đứng trước nguy cơ tái nghèo

PV - 14:09, 07/05/2018

Mặc dù thuộc địa phận thị trấn, song thôn Hùng Sơn, thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có hơn 90% người dân tộc Dao thuộc diện ĐBKK.

Đặc biệt, vào cuối năm 2017, đầu năm 2018, gần như toàn bộ diện tích đất trồng lúa của người dân bị thu hồi làm dự án khiến họ loay hoay chưa biết làm gì để sinh sống.

Mất an ninh lương thực

Đã 10 giờ sáng nhưng ở Hùng Sơn, nhiều thanh niên trai tráng vẫn quanh quẩn ở nhà uống nước chè và hút thuốc lào vặt. Hỏi ra mới biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, diện tích ruộng của cả làng bị thu hồi làm khu đô thị và hồ sinh thái.

Anh Lâm tần ngần bên chiếc máy cày mới mua giờ không biết để làm gì. Anh Lâm tần ngần bên chiếc máy cày mới mua giờ không biết để làm gì.

 

Miết tay vào chiếc máy cày mua được 2 năm, nhưng đã bị phủ bụi do hàng tháng trời không được sử dụng, anh Lý Tài Lâm thôn Hùng Sơn cho biết, trước đây nhà anh sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Với hơn 3 sào lúa dù không đem lại thu nhập cao, nhưng gia đình không phải lo gạo ăn hằng ngày. Để đầu tư cho sản xuất năm 2016, anh mạnh dạn mua chiếc máy cày hơn 10 triệu đồng vừa làm ruộng vừa cho người dân thuê. Thế nhưng, mới làm được 1 năm, toàn bộ ruộng bị thu hồi nên chiếc máy cày của anh cũng đành đắp chiếu. Anh Lâm cho biết thêm, số ruộng của gia đình anh được đền bù hơn 200 triệu đồng. Đây là số tiền lớn nhưng anh cũng chưa biết làm gì nên tạm thời gửi ngân hàng.

Không thuận lợi như gia đình anh Lâm, anh Triệu Văn Thuận, sinh năm 1979, sau khi được đền bù rơi ngay vào tình trạng túng thiếu. Cuối năm 2017, gia đình anh Thuận được đền bù 100 triệu đồng. Với số tiền này, anh dùng để sửa lại căn nhà bị dột nát nhiều năm nay. Sau khi sửa xong, anh còn nợ gần 50 triệu đồng. Hoàn cảnh của gia đình anh cũng vô cùng khó khăn. Anh còn một mẹ già ngoài 70 tuổi, nuôi 2 con nhỏ và người anh trai bị tật nguyền. Nhìn vào vại gạo cứ vơi dần, anh Thuận tỏ ra lo lắng, đây là số gạo cuối cùng còn sót lại của vụ mùa trước. Sắp tới hết gạo anh cũng chưa biết phải xoay sở thế nào.

Loay hoay chuyển đổi nghề

Ông Lý Tiến Đường, một người cao tuổi trong thôn cho biết, người dân quê ông vốn thuộc xã vùng cao Vũ Chấn, huyện Võ Nhai. Từ trước 1945, không chịu được áp bức của thực dân, hàng chục người đã hạ sơn một lòng theo cách mạng. Bà con hoạt động quanh vùng núi rừng gần thị trấn Đình Cả. Sau 1945, người dân ở lại nơi đây sinh cơ lập nghiệp. Những ngày đầu, với dao rựa thô sơ, người dân khai khẩn được cánh đồng chung hơn 4,5ha.

“Khi được Nhà nước vận động nhường đất làm dự án người dân cũng nhất trí. Tuy nhiên, khi không còn ruộng để làm ăn, chúng tôi rất lo lắng về tương lai. Với số tiền được đền bù, nhiều hộ chỉ biết sửa lại nhà, người già thì chia cho con cháu. Hiện nay, thanh niên trong làng thỉnh thoảng có đi làm thuê nhưng buổi được buổi không rất bếp bênh. Sắp tới, số tiền đền bù có lẽ cũng phải bỏ ra để mua gạo”, ông Đường cho biết thêm.

Vấn đề hiện nay của bản người Dao này là, cần tìm được một sinh kế bền vững. Tuy nhiên, bà Hoàng Thị Dậu, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Võ Nhai cho biết, trong phần hỗ trợ, đền bù đất cho người dân Hùng Sơn đã có kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề, nhưng 100% người dân không ai đăng ký học nghề, họ đều xin quy đổi thành tiền. Vì vậy, chính quyền cũng không có cơ sở để đào tạo nghề cho người dân.

Thiết nghĩ, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, việc mở rộng các khu đô thị, các dự án ở vùng dân tộc và miền núi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi tiến hành thu hồi đất sản xuất, chính quyền cần đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân.

Bởi lẽ, khi không còn ruộng, người dân chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc tự chuyển đổi nghề. Do đó, các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm trong việc nghiên cứu sinh kế phù hợp và bền vững để phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ người dân thực hiện.

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.