Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người đã tiêm chủng vắc xin Covid-19 vẫn có khả năng làm lây lan vi rút

PV - 17:10, 29/07/2021

Ngày 29-7, thế giới ghi nhận 196.601.313 ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2, trong đó có 4.202.076 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 177.993.059 người.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo cơ chế chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX dự kiến sẽ tiếp nhận 250 triệu liều vắc xin Covid-19 trong 6 đến 8 tuần tới.

The Guardian dẫn nghiên cứu mới của Pfizer thực hiện trên 44.000 đối tượng tại Mỹ và châu Âu cho biết, vắc xin Covid-19 do hãng dược này và đối tác BioNTech cùng phát triển đã suy giảm hiệu quả ngăn chặn triệu chứng bệnh từ 96% xuống còn 84% sau 6 tháng kể từ thời điểm tiêm.

Trước đó, số liệu do Moderna công bố cho thấy, vắc xin của công ty này duy trì hiệu quả 90% trong việc ngăn chặn triệu chứng bệnh và 95% trong việc ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng sau 6 tháng.

Châu Á - châu Đại dương

Tại Nhật Bản, số ca mắc mới tăng cao kỷ lục trong ngày thứ hai liên tiếp với hơn 8.000 ca. Riêng tại thủ đô Tokyo, nơi đăng cai Olympic 2020, có thêm 3.177 ca mắc mới, mức cao nhất trong ngày thứ hai liên tiếp trong bối cảnh hệ thống y tế đang trở nên quá tải. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết, chính phủ nước này sẽ nhanh chóng xem xét ban bố trình trạng khẩn cấp ở 3 tỉnh giáp thủ đô Tokyo nếu nhận được yêu cầu từ các tỉnh này.

Hàn Quốc ghi nhận 1.896 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu đợt dịch đến nay lên 191.531 ca. Với xu hướng như hiện nay, giới chức Hàn Quốc cảnh báo số ca nhiễm mới mỗi ngày ở nước này có thể lên đến 2.000 ca.

Ấn Độ ghi nhận số ca mắc Covid-19 đã tăng lên 31.526.605 ca, sau khi có thêm 43.184 ca nhiễm mới. Số ca tử vong cũng tăng lên 422.694 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á. Thái Lan đã ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục, với 16.533 ca nhiễm, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 543.361 ca, trong đó có 4.397 ca tử vong. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, Cục trưởng Cục Dịch vụ y tế Thái Lan (MSD) Somsak Akksilp cho biết, tình trạng thiếu ô xy điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở nước này đang ngày càng trầm trọng hơn do tình trạng xuất khẩu lậu bình ô xy ra nước ngoài.

Cùng ngày, Lào ghi nhận 280 ca mắc mới, cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Tỉnh Savannakhet đang gặp khó khăn khi mỗi ngày có trên 300 ca nhập cảnh, trong đó có khoảng 30-45% mắc Covid-19. Tỉnh này đang gấp rút mở thêm một trung tâm cách ly với sức chứa 10.000 người.

Malaysia ghi nhận 17.405 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Đến nay, Malaysia có tổng cộng 1.061.476 ca bệnh. Tính tới hết ngày 27-7, nước này đã tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 cho 12.487.441 người, tương đương 38,2% dân số, đồng thời hoàn thành tiêm 2 mũi cho 5.905 người.

Campuchia có thêm một ngày nữa có số ca mắc mới ở mức thấp so với nhiều tuần trở lại đây. Tuy nhiên, số ca nhập cảnh vẫn tăng, cùng với đó là nỗi lo về biến thể Delta. WHO khuyến cáo Campuchia cần quan tâm, theo dõi và thận trọng với các ca nhiễm biến thể Delta không triệu chứng vì những trường hợp giấu bệnh này có thể làm người bị lây nhiễm phát triển triệu chứng rất nhanh.

Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte yêu cầu chính phủ cho phép tiêm phòng vắc xin Covid-19 đối với mọi nhóm đối tượng trong xã hội. Quyết định này đưa ra trong bối cảnh đảo quốc Đông Nam Á mới chỉ chủng ngừa được 6% dân số, trong khi đã ghi nhận thêm 4.478 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 1.566.667 ca. Giới chức y tế Philippines cảnh báo, vùng đô thị Manila có thể chứng kiến số ca mắc mới lên tới 11.000 ca/ngày vào cuối tháng 9.

Ở Trung Đông, số ca nhiễm tại Iran lập đỉnh mới, với gần 35.000 ca mắc, nâng tổng số ca ghi nhận tại nước này lên 3.758.197 ca. Đây là lần thứ hai trong một tuần qua, quốc gia vùng Vịnh này ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao kỷ lục.

Israel sẽ cho phép tiêm vắc xin đối với trẻ em từ 5 đến 11 tuổi “có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hoặc nguy cơ tử vong đáng kể” kể từ ngày 1-8.

Saudi Arabia cảnh báo, những người cố tình đi tới các địa điểm trong danh sách cấm do liên quan đến dịch bệnh Covid-19, sau khi về nước sẽ phải đối mặt với án phạt cấm xuất cảnh 3 năm.

Tại Australia, bang New South Wales sẽ kéo dài lệnh phong tỏa khu vực Sydney thêm ít nhất 4 tuần trong bối cảnh các ca mắc mới mỗi ngày vẫn ở mức cao sau hơn một tháng áp đặt phong tỏa. Quyết định gia hạn lệnh phong tỏa được đưa ra khi chính quyền bang xác nhận đã có thêm 177 ca nhiễm mới, trong đó có 46 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Châu Âu

Pháp tiến tới áp dụng quy định mới gây tranh cãi, trong đó yêu cầu người dân phải có thẻ khám sức khỏe khi đến các địa điểm công cộng, cũng như sử dụng máy bay, tàu liên thành phố. Thẻ này chỉ hợp lệ nếu người mang nó đã tiêm hai mũi vắc xin Covid-19 được công nhận, có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hoặc đã phục hồi sau khi mắc bệnh. Quy định mới cũng yêu cầu nhân viên y tế và người chăm sóc phải tiêm phòng vắc xin.

Anh thông báo, những người đã được tiêm phòng Covid-19 đầy đủ tại Mỹ và Liên minh châu Âu (ngoại trừ Pháp) sẽ được tới vùng England mà không phải cách ly khi nhập cảnh.

Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận số ca mắc mới tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 5. Số ca tăng mạnh trở lại trong những tuần qua sau khi chính quyền dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế để chống dịch.

Tại Ukraine, Bộ trưởng Y tế Viktor Lyashko đã công bố những quy định phòng ngừa dịch bệnh mới, theo đó, những khách nước ngoài đến Ukraine cần thực hiện xét nghiệm Covid-19 bổ sung trong vòng 72 giờ sau khi nhập cảnh nếu họ chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19. Hành khách là công dân Ukraine cũng phải thực hiện xét nghiệm nếu họ chưa tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin.

Châu Mỹ

Các nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy, những người đã tiêm vắc xin vẫn có khả năng làm lây lan vi rút giống như người chưa tiêm chủng. Điều này khiến Mỹ ra khuyến cáo người dân ở những khu vực đang có số ca nhiễm tăng mạnh nên đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng có không gian kín, ngay cả khi đã tiêm chủng vắc xin, đặc biệt trong bối cảnh biến chủng Delta hoành hành.

Hiện nay, Mỹ vẫn là quốc gia có số ca bệnh và tử vong cao nhất thế giới với 35.456.923 ca, trong đó 627.877 ca tử vong.

Guatemala đã hủy đơn đặt hàng lô thứ hai gồm 8 triệu liều vắc xin Covid-19 Sputnik V do Nga sản xuất. Nguyên nhân là bởi sự chậm trễ kéo dài.

Châu Phi

Morocco ghi nhận số ca mắc mới cao nhất từ trước tới nay, với 9.428 ca, nâng số người mắc bệnh tại quốc gia Bắc Phi này lên 597.876, trong đó có 9.665 trường hợp tử vong. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.