Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người có uy tín tiêu biểu nơi biên cương

PV - 15:04, 25/12/2018

Người có uy tín trong cộng đồng ở khu vực biên giới là những người luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào “toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”, họ chính là những cột mốc sống, những “điểm tựa của bản làng” nơi biên cương của Tổ quốc. Vừa qua, nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Tạp chí Cộng sản và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã phối hợp tổ chức chương trình “Điểm tựa của bản làng” tôn vinh 163 Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS khu vực biên giới. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu một số gương mặt được tôn vinh trong Chương trình.

Baodantoc_sung_a_tua

Ông Sùng A Tủa, dân tộc Mông, bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La:

Phát triển kinh tế tại địa phương để hạn chế vượt biên. Được bà con trong xã tín nhiệm bầu là Người có uy tín từ năm 2006, trong suốt 12 năm qua, ông Sùng A Tủa luôn nỗ lực thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa chính quyền với nhân dân trong bản. Ông Tủa cho biết, bản Pha Luông là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông, có địa hình núi cao, rừng rậm, nhiều đường mòn đường tắt qua biên giới, những năm trước đây, người vượt biên trái phép, phá rừng, buôn ma túy là rất lớn.

Vì vậy, tôi đã kết hợp với chính quyền tăng cường vận động tuyên truyền cho bà con ngừng vượt biên, không phá rừng và phá bỏ cây thuốc phiện. Tôi còn gõ cửa từng gia đình có con cháu thường xuyên vượt biên để trò chuyện, phân tích không nên vượt biên trái phép mà cần phải tu chí làm ăn để thay đổi cuộc sống.

Năm 2015-2016, được Chính phủ hỗ trợ xi măng để xây dựng thôn bản, ông Tủa vận động bà con đóng góp được số tiền gần 600 triệu đồng làm đường nội bản với chiều dài 4km và nhà văn hóa bản. Cùng với đó, từ năm 2015 -2017, với vai trò là Người có uy tín, ông hướng dẫn cho bà con kỹ thuật trồng cây táo mèo, cây chanh leo. Đến nay, bà con đã trồng được 5ha táo mèo và hơn chục hộ tham gia trồng cây chanh leo tăng thu nhập cho gia đình.

baodantoc_luu_quang_minh

Ông Lưu Quang Mìn, dân tộc Nùng, ở xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang: Người cán bộ của nhân dân

Với hơn 32 năm công tác trong bộ máy chính quyền và từng làm Chủ tịch UBND xã Bạch Đích. Năm 2017, sau khi nghỉ hưu ông Mìn được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín. Trước đây khi còn công tác ông Mìn luôn quan tâm đến đời sống của bà con xã biên giới. Chính vì vậy, khi đã nghỉ hưu với vai trò Người có uy tín ông đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện đời sống kinh tế và đẩy lùi được những hủ tục lạc hậu.

“Trước đây, việc lấy vợ, lấy chồng là do bố mẹ đi hỏi cưới và sắp đặt thì nay việc lấy nhau là do đôi bên tìm hiểu và tự nguyện đến với nhau. Trước đây, đám cưới được bà con tổ chức linh đình kéo dài từ 3-4 ngày thì nay đã được rút gọn trong 1 ngày thậm chí là 1 bữa”, ông Mìn chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông còn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương với các ngành, đoàn thể thường xuyên xuống thôn, bản gần gũi với nhân dân để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đường biên, cột mốc và an ninh trật tự; phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, bắt cóc trẻ em,… qua đó tư tưởng của bà con trên địa bàn luôn ổn định, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế. “Từ năm 2010 đến nay, trên địa bản xã không còn nạn buôn bán phụ nữ, bắt cóc trẻ em qua biên giới”, ông Mìn tự hào chia sẻ.

baodantoc_cao_van_minh

Ông Cao Văn Minh, dân tộc Chứt, bản Lương Năng, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình:

“Phải tuyên truyền từ trong nhà đến cộng đồng”: Là Người có uy tín ở địa phương, ông Minh luôn coi trọng việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng học hỏi để có kiến thức về pháp luật, kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán… nhằm vận động, thuyết phục bà con nghe theo. Với phương châm vận động, tuyên truyền từ trong gia đình, dòng họ cho đến cộng đồng, ông Cao Văn Minh luôn nhận được sự tin tưởng của mọi người trong mọi quyết định, lời nói của mình.

Hóa Sơn là xã biên giới giáp với nước bạn Lào với chủ yếu là đồng bào dân tộc Chứt sinh sống, cuộc sống còn nhiều khó khăn, người dân sinh sống phụ thuộc vào canh tác nương rẫy. Do đó, ông Minh luôn coi trọng việc học tập, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn làm những cái mới. Gia đình ông đã khai hoang trồng lúa nước đủ lương thực cho gia đình dùng trong cả năm, chăn nuôi bò, dê. Từ những thành quả của gia đình, ông Minh luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi trồng trọt giúp bà con thoát nghèo.

Trong công tác bảo vệ biên giới, ông Minh luôn coi trọng việc nắm tình hình và cung cấp cho Bộ đội Biên phòng nhiều thông tin có giá trị. Ông tuyên truyền người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc, không có hành vi vi phạm pháp luật, quyết tâm bảo vệ biên giới bình yên.

H. DƯƠNG - H.MINH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.