Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người có uy tín ở Tân Lạc (Hòa Bình): Phát huy vai trò trong hòa giải ở cơ sở

Thiên Đức - 16:38, 07/10/2020

Thời gian qua, Người có uy tín trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã phát huy tốt vai trò hòa giải ở cơ sở. Những việc làm của họ đã thực sự góp phần gìn giữ tình làng, nghĩa xóm, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Người có uy tín ở Tân Lạc đến nhà nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân.
Người có uy tín ở Tân Lạc đến nhà nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân.

Ông Bùi Văn Cúp năm nay gần 70 tuổi ở xóm Khao, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc cho biết, là địa bàn chủ yếu có dân tộc Mường sinh sống, người dân xóm Khao rất đoàn kết với nhau. Tuy nhiên, thời gian trước đây có trường hợp gia đình ông B.V.N. và ông B.H.T. xảy ra mâu thuẫn tranh chấp đất đai.

Ban đầu, hai bên chỉ lời qua tiếng lại. Tuy nhiên, do không kìm chế, ông N. đã mang dao đuổi chém ông T. Khi phát hiện sự việc, cán bộ thôn cùng Người có uy tín đã ngay lập tức gọi mọi người vào can ngăn. Để cho hai bên nguôi cơn giận, thôn đã tổ chức buổi hòa giải ở cơ sở gồm Người có uy tín, Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ… tới họp và cho ý kiến. Sau khi phân tích cái tình, cái lý, 2 ông N. và T. đã đồng ý hòa giải.

Còn ông Bùi Văn Khoa, Trưởng xóm kiêm Người có uy tín xóm Ngay, xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc cho biết, địa bàn thôn rộng, lại nằm ở vùng sâu, vùng xa, nhận thức của người dân còn hạn chế, nên việc tuyên truyền pháp luật tới người dân rất khó khăn. Vì vậy, thời gian qua, Người có uy tín chính là “cầu nối” gần gũi nhất trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương.

Chia sẻ về công tác hòa giải ở cơ sở, lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện Tân Lạc cho biết, nhằm phát huy tốt công tác hòa giải ở cơ sở, từ năm 2019, UBND huyện Tân Lạc đã ban hành Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”. Theo đó, Phòng Tư pháp đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho các hòa giải viên tại cơ sở; đồng thời lồng ghép nội dung đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện hòa giải ở cơ sở và hướng dẫn giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hòa giải.

Đáng chú ý trong năm 2019, huyện Tân Lạc đã tổ chức thành công Hội thi “Hòa giải viên giỏi” lần thứ V với 23 đội thi của 23 xã, thị trấn (mỗi đội có 5 - 7 hòa giải viên). Hội thi đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân địa phương. Tại Hội thi, nhiều tiểu phẩm là các tình huống có thật trong thực tế được thể hiện dưới hình thức sân khấu hóa, đem lại hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật rất cao.

Lãnh đạo Phòng Tư pháp Tân Lạc cho biết thêm, trong công tác hòa giải ở cơ sở, không thể không nhắc đến vai trò của đội ngũ Người có uy tín. Cụ thể, hiện nay huyện có 207 Người có uy tín ở các thôn, bản. Những Người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Nhiều Người có uy tín trực tiếp là hòa giải viên hoặc tham gia hòa giải cũng góp phần giúp cho công tác hòa giải đạt được kết quả cao.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.