Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Người có uy tín góp phần bảo vệ biên cương

Lê Hường - 09:31, 27/06/2023

Nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk luôn tranh thủ, phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở khu vực biên giới. Từ đó, huy động đông đảo Nhân dân khu vực biên giới chung tay bảo vệ biên cương.

Người có uy tín Y Mosk Hra chia sẻ cảm xúc trước cột mốc biên cương
Người có uy tín Y Mosk Hra chia sẻ cảm xúc trước cột mốc biên cương

Quân, dân đồng lòng

Theo chân cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk cùng Nhân dân xã biên giới Krông Na đi tuần tra biên giới, phát quang quanh khu vực cột mốc, mới thấy tinh thần đoàn kết,  trách nhiệm bảo vệ biên giới, chủ quyền đất nước thiêng liêng của quân và dân nơi đây.

Đây không phải lần đầu tuần tra cùng cán bộ, chiến sĩ biên phòng, nhưng trong lòng già Y Mosk Hra, Người có uy tín buôn Drang Phôk, xã Krông Na vẫn rạo rực, bâng khuâng khi đứng trước cột mốc biên cương của Tổ quốc.

Già Y Mosk Hra chia sẻ: Già đã từng có khoảng thời gian 30 năm làm cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn, già đi hết ngóc ngách của cánh rừng già này. Già tiên phong tham gia tuần tra cùng Bộ đội Biên phòng, đến giờ già không nhớ mình đã đi tuần tra bao nhiêu chuyến, nhưng từng cánh rừng già, những ngọn đồi cao và dòng suối sâu khu vực biên giới này già đều nắm rõ và càng hiểu những vất vả, gian lao của người lính biên phòng. 

Mỗi lần đi tuần tra biên giới, phát dọn xung quanh cột mốc, già đều muốn tự tay lau chùi cột mốc và được chụp hình bên cột mốc. Những hình ảnh đó già mang về giới thiệu đến bà con trong các buổi tuyên truyền. Từ đó, vận động bà con tích cực chung tay cùng Bộ đội Biên phòng, cùng chính quyền bảo vệ biên giới.

Người có uy tín Phan Mạnh Hùng (ở giữa) là một trong số ít Người có uy tín tiêu biểu trong bào vệ cương được tuyên dương năm 2022
Người có uy tín Phan Mạnh Hùng (áo đen) là một trong những đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong bào vệ biên cương được tuyên dương, năm 2022

Với vai trò là Người có uy tín được Nhân dân tin tưởng, những năm qua, ông Phan Mạnh Hùng ở thôn 10, xã biên giới Ia R’vê, huyện Ea Súp, luôn tích cực tham gia quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. 

Ông Hùng chia sẻ: Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, là nhiệm vụ quan trọng cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp Nhân dân, các ngành, đoàn thể, các lực lượng tham gia. Vì vậy, ông nỗ lực tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng, tích cực tham gia các mô hình quần chúng tự quản đường biên, mốc quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới như Tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới; Tổ tự quản an ninh trật tự thôn; Câu lạc bộ phụ nữ không vi phạm quy chế biên giới; Câu lạc bộ bảo vệ đường biên, mốc giới; Thành lập tổ chống dịch Covid-19; Kết nghĩa 2 xã bên biên giới…

Những chuyến tuần tra biên giới, những mô hình quần chúng như thế này, là một trong những hoạt động phối hợp tự quản đường biên, mốc giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, chính là những hoạt động phối hợp cụ thể, thiết thực giữa Bộ đội Biên phòng và chính quyền, Nhân dân địa phương, thể hiện tinh thần đồng lòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước. Trong đó, Người có uy tín có vai trò quan trọng trong việc vận động Nhân dân.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk và lãnh đạo, Người có uy tín và Nhân dân xã Krông Na dâng hương các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ biên cương
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk và lãnh đạo, Người có uy tín, cùng Nhân dân xã Krông Na dâng hương các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ biên cương

Biên cương vững chắc

Tại các xã khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk có 20 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, cấp ủy chính quyền địa phương đã làm tốt công tác tranh thủ, phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín. Thông qua Người có uy tín để đưa các nội dung cần tuyên truyền đến được với đồng bào DTTS; thực hiện có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động, chương trình; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Minh chứng, ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn có hơn 46 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Toàn xã có 13 dân tộc cùng chung sống ở 7 buôn và 1 thôn với 1.660 hộ, 6.580 nhân khẩu, trong đó đồng bào DTTS chiếm 78%. Hiện toàn xã còn 49,3% hộ nghèo, đa số hộ nghèo là đồng bào DTTS. Với đường biên giới dài nhất tỉnh, trên địa bàn xã có 3 Đồn Biên phòng đóng chân, trong đó Đồn Biên phòng Sêrêpốk thực hiện nhiệm vụ quản lý 13,3 km đường biên và 2 cột mốc 44, 45 và 15 cột mốc phụ.

Ông Lê Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Krông Na cho biết: Xác định đội ngũ Người có uy tín có ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng các dân tộc trên địa bàn xã. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm phát huy vai trò của Người có uy tín để tập hợp, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ biên cương. Từ đó, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân trong việc tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc. 

Người có uy tín Y Mosk Hra (thứ 3 hàng bên trái) tham gia tuần tra biên giới
Người có uy tín Y Mosk Hra (thứ 3 hàng bên trái) tham gia tuần tra biên giới

"Hiện nay trên địa bàn xã đã có 12 tập thể, 206 hộ gia đình, 290 cá nhân đăng ký tham gia cùng Độ đội Biên phòng tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc giới, giữ gìn an ninh trật tự thôn buôn", ông Lê Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Krông Na chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận