Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Người có uy tín đồng hành cùng cán bộ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS

Khánh Ngân - 18:11, 05/08/2024

Cho đến thời điểm này, nhiều địa phương cấp huyện ở khu vực Bắc Trung Bộ đã hoàn thành sớm việc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS. Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ điều tra viên, Người có uy tín ở các thôn, bản cũng góp sức lớn trong việc tuyên truyền vận động đồng bào chủ động cung cấp thông tin đúng, đủ và kịp thời cho điều tra viên.

Người có uy tín Hồ Đăm (bên phải) chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về việc hỗ trợ điều tra viên thu thập thôn tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS tại địa bàn
Người có uy tín Hồ Đăm (bên phải) chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về việc hỗ trợ điều tra viên thu thập thôn tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS tại địa bàn

Huyện vùng cao Minh Hóa (Quảng Bình) là địa phương có 40 địa bàn nằm trong kế hoạch thực hiện điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS với hơn 1.700 hộ gia đình. Sau 1 tháng triển khai, đến nay đã có 37/40 địa bàn và gần 90% số hộ gia đình DTTS đã hoàn thành việc thu thập thông tin. Đó là sự nỗ lực bám địa bàn, vào từng nhà hộ DTTS để phỏng vấn lấy thông tin của đội ngũ điều tra viên. 

Cùng với đó, đội ngũ Người có uy tín cũng đã đồng hành, tuyên truyền vận động đồng bào cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho đội ngũ điều tra viên về địa bàn để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS.

Bản La Trọng I, xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) là bản có 139 hộ đồng bào Bru Vân Kiều sinh sống. Đây cũng là một trong những địa bàn trọng điểm ở xã Trọng Hóa trong cuộc Điều tra. Để đồng hành cùng bà con dân bản trong việc cung cấp thông tin, Người có uy tín Hồ Đăm (Bản La Trọng I) đã chủ động liên hệ với cán bộ thống kê xã để tìm hiểu quy cách, bảng biểu và thông tin cần thiết để cung cấp khi điều tra viên đến nhà. Khi đã hiểu, ông chia sẻ với bà con dân bản để bà con hiểu và chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết trong việc cung cấp thông tin. Cùng với đó, Người có uy tín Hồ Đăm cũng vận động đồng bào cử đại điện gia đình ở nhà khi có lịch điều tra viên về bản thu thập thông tin.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, Người uy tín Hồ Đăm cho biết: “Mình hiểu ý nghĩa cuộc điều tra, thu thập thông tin về KT-XH 53 DTTS. Qua số liệu từ cuộc Điều tra là cơ sở để các cấp, các ngành ban hành và điều chỉnh các chính sách dân tộc, công tác dân tộc phù hợp, tất cả vì lợi tích của đồng bào nên tôi đã tuyên truyền để người dân trong bản cùng hiểu, cùng phối hợp với điều tra viên thực hiện cung cấp thông tin chính xác, kịp thời".

Điều tra viên về bản Mò O Ồ Ồ xã Thượng Hóa (Minh Hóa, quảng Bình) thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS
Điều tra viên về bản Mò O Ồ Ồ xã Thượng Hóa (Minh Hóa, quảng Bình) thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS

Còn tại tỉnh Nghệ an, tính đến ngày 1/8, đã có ít nhất 4 đơn vị cấp huyện là Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và huyện Kỳ Sơn hoàn thành nhiệm vụ điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS. Huyện Tương Dương (Nghệ An) là địa phương cấp huyện có số lượng địa bàn, số hộ thuộc diện điều tra thu thập thông tin lớn nhất cả nước. Đến thời điểm ngày 1/8, đã có 63 địa bàn thôn bản ở 17/17 xã, thị trấn hoàn thành việc thu thập thông tin.

Ông Trần Đình Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Thống kê khu vực Tương Dương - Kỳ Sơn cho biết: “Trong quá trình triển khai, Chi cục đã huy động 63 điều tra viên phụ trách ở 63 địa bàn. Cùng với nỗ lực của đội ngũ điều tra viên, giám sát viên, chúng tôi có sự đồng hành của đội ngũ Người có uy tín ở địa phương. Họ đã hỗ trợ những việc cụ thể như: Thông báo cho đồng bào ở nhà trong ngày đoàn về phỏng vấn thu thập thông tin; tuyên truyền, vận động Nhân dân cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho đoàn hoàn thành sớm nhiệm vụ...”.

Điều tra viên ở huyện Con Cuông đến hộ gia đình đồng bào DTTS để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS
Điều tra viên ở huyện Con Cuông đến hộ gia đình đồng bào DTTS để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS

Cùng với huyện Tương Dương, các huyện Anh Sơn, Con Cuông, huyện Kỳ Sơn cũng về đích sớm nhiệm vụ điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS. Có được thành công đó, đội ngũ Người có uy tín cũng đã có những đóng góp không nhỏ.

Bản Khe Linh thuộc xã biên giới Keng Đu, huyện Kỳ Sơn có 53 hộ đồng bào Khơ Mú sinh sống. Với đặc thù làm rẫy, nên mỗi khi vào rẫy canh tác thì 3 - 4 ngày đồng bào mới về nhà. Biết rõ đặc điểm này, Người có uy tín Xeo Phò Um đã báo trước cho đồng bào là ngày 18/7 có đoàn về bản phỏng vấn thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS. Cùng với thông báo lịch để đồng bào trong bản nắm, Người có uy tín Xeo Phò Um còn hướng dẫn bà con cách cung cấp thông tin nhanh, chính xác để hỗ trợ đoàn điều tra viên. Nhờ đó, chỉ trong một buổi sáng, công tác thu thập thông tin ở bản Khe Linh đã hoàn thành.

Theo lịch chung toàn quốc, công việc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS sẽ được hoàn thành trước ngày 15/8/2024. Thế nhưng cho đến thời điểm ngày 1/8, đã có nhiều địa phương cấp huyện ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hoàn thành nhiệm vụ. Đó là sự nỗ lực của đội ngũ điều tra viên, ngành thống kê cơ sở. Cùng với đó, đội ngũ Người có uy tín ở địa bàn điều tra, thu thập về thực trạng KT-XH 53 DTTS cũng đã xác định và làm tốt vai trò “cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân”. Nhờ đó, nhiều địa phương cấp huyện đã hoàn thành nhiệm vụ trước 15 ngày.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận