Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người cán bộ nặng lòng với văn hóa Chăm

Thúy Hồng - 14:43, 26/12/2020

Về Bắc Bình (Bình Thuận) hỏi về anh Ức Viết Vòng, hầu như ai cũng biết bởi anh không chỉ là người cán bộ gương mẫu, luôn quan tâm chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với đồng bào dân tộc Chăm nơi đây, mà anh còn là một cán bộ nặng lòng với văn hóa Chăm.

Anh Ức Viết Vòng (đầu tiên bên phải) chụp ảnh cùng đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận tại Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam năm 2020
Anh Ức Viết Vòng (đầu tiên bên phải) chụp ảnh cùng đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận tại Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam năm 2020

Anh Ức Viết Vòng, dân tộc Chăm, sinh năm 1978 ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Sinh ra và lớn lên giữa miền văn hóa Chăm Bắc Bình - Bình Thuận-vùng đất giàu bản sắc văn hóa đã nuôi dưỡng niềm đam mê của anh với văn hóa dân tộc của mình.

Năm 2003, sau khi tốt nghiệp trường Đại học quản lý văn hóa TP. Hồ Chí Minh, anh đã chọn trở về quê hương để công tác. Cũng từ đây, anh bắt đầu nghiên cứu, sưu tầm các hiện vật cho các bộ sưu tập văn hóa Chăm. Đặc biệt, từ năm 2017, anh chuyển về Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm ở xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình trực thuộc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận càng có nhiều cơ hội để theo đuổi niềm yêu thích của mình.

Với mong muốn gìn giữ và lưu truyền những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa dân tộc Chăm, anh Ức Viết Vòng không quản ngại vất vả, đi đến từng nhà dân để tuyên truyền vận động người dân hiến tặng các hiện vât, cổ vật để trưng bày tại Trung tâm. Ngoài công tác nghiên cứu, sưu tầm, anh còn ghi âm lại những điệu hát, nghi thức tôn giáo của giới chức sắc trong đồng bào Chăm như: Lễ nhập đạo của người Chăm Bàlamon, Nghi thức hành lễ của người Chăm…

Anh Vòng chia sẻ: Giới trẻ hiện nay không còn nhiệt tâm với những nét nghi thức tôn giáo của dân tộc nên anh muốn sưu tầm, lưu giữ lại những nghi thức, văn hóa tôn giáo đó để lưu truyền cho thế hệ con cháu mai sau.

Đặc biệt, anh cùng các đồng nghiệp của mình đã không ngại khó, ngại khổ miệt mài đi khắp các làng Chăm để hướng dẫn cách bảo quản, sưu tầm lại thư tịch cổ (chữ viết người Chăm trên sách cổ). Thư tịch cổ của người Chăm được viết chủ yếu trên lá buông, giấy quyển, giấy dó… ghi nhận tất cả những tinh túy của đời sống và văn hóa, tín ngưỡng tộc người từ xa xưa đến nay.

Chính nhờ công lao sưu tầm của anh Vòng và những người đồng nghiệp, đã làm giàu thêm kho trưng bày của Trung tâmTrưng bày Văn hóa Chăm. Hiện Trung tâm đã trưng bày hơn 100 hiện vật quý gồm ấn kiếm, vương miện vua và hoàng hậu, trang phục, đồ dùng trong hoàng cung…thời vương triều Pôklong Mơhnai.

Bên cạnh đó, hơn 300 hiện vật khác được phục chế, 187 bức ảnh về đời sống văn hóa lao động của người Chăm qua các thời kỳ phát triển, các thư tịch cổ... Nhờ đó, thu hút du khách yêu mến văn hóa Chăm tới thăm quan tìm hiểu, góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ dân tộc Chăm ngày nay  và phát triển du lịch của địa phương...

Với những việc làm thiết thực, tại Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II vừa diễn ra vào tháng 12 vừa qua, anh vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.