Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngọc Lập ngày ấy-bây giờ

PV - 09:23, 27/04/2019

Yên bình, êm ả trong màu xanh của những ruộng lúa, đồi chè, sự no ấm hiển hiện trong những ngôi nhà khang trang, sạch đẹp… Ít ai biết rằng, xưa kia vùng đất Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã một thời bị bom đạn giày xéo. Bia chiến thắng quân Pháp ngày nay vẫn sừng sững, như một minh chứng sống động cho một thời chiến tranh ác liệt. Và hôm nay, vùng đất cách mạng ấy đang trên đường đổi mới.

Con em người dân xã Ngọc Lập được học tập trong những ngôi trường khang trang. Con em người dân xã Ngọc Lập được học tập trong những ngôi trường khang trang.

Đập tan âm mưu thiết lập xứ Mường tự trị

Từ trung tâm huyện Yên Lập, xuôi theo con đường rải nhựa khoảng 10km, chúng tôi đến thăm xã miền núi Ngọc Lập với gần 7.000 nhân khẩu, trong đó có 85% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (phần lớn là dân tộc Mường). Qua nhiều nóc nhà, qua những bản làng, gặp gỡ, trò chuyện với chính quyền và người dân, không khó để chúng tôi cảm nhận niềm tự hào khi quân và dân Ngọc Lập đã anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược xưa kia và niềm vui hôm nay khi xã vừa cán đích NTM.

Lớp người cao tuổi Ngọc Lập vẫn nhớ như in, vùng đất quê hương trong những năm tháng chiến tranh. Người dân Ngọc Lập tự hào khi Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra thời kỳ mới cho dân tộc Việt Nam, trong đó có Nhân dân Ngọc Lập. Tuy nhiên, cũng sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhân dân Ngọc Lập đứng trước muôn vàn khó khăn, ruộng đất bị bỏ hoang, công cụ sản xuất bị hủy hoại, già trẻ sống trong cảnh đói rét, màn trời, chiếu đất. Hưởng ứng lời kêu gọi thực hiện nhiệm vụ diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm của Hồ Chủ tịch, chính quyền và Nhân dân Ngọc Lập nỗ lực vươn lên thực hiện mọi nhiệm vụ.

Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, xã Ngọc Lập đã xây dựng một Trung đội dân quân gồm 30 người, chia thành 3 Tiểu đội do ông Đinh Viết Chiến chỉ huy. Vũ khí chủ yếu là dao, nỏ, gậy gộc… Năm 1946, tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ, toàn dân trong xã dốc sức xây dựng lực lượng du kích và làng xã chiến đấu.

Tuổi nay đã ngoài 90, từng tham gia kháng chiến, lão thành cách mạng Đinh Văn Lục nhớ lại: Tháng 9/1947, thực dân Pháp với khoảng 600 quân đã tiến công vào xã với âm mưu chiếm đóng đất đai, lập đồn bốt. Lực lượng du kích Ngọc Lập với chiến thuật đánh nhỏ lẻ đã làm cho quân giặc khiếp sợ không dám mở rộng phạm vi lấn chiếm. Do dự đoán được tình hình, lực lượng dân quân, du kích của xã với 75 người phân công nhiệm vụ cảnh giới, bố trí địa điểm đặt mìn và tổ chức đánh địch. Quân và dân Ngọc Lập đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt 52 tên địch.

Cụ Đinh Văn Lục tự hào: “Chiến thắng giòn giã này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chặt đứt mắt xích quan trọng trong âm mưu thiết lập xứ Mường tự trị và xây dựng lực lượng tề ngụy của địch. Với chiến thắng này, lực lượng du kích xã Ngọc Lập đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất”.

Vững tin bước đi trên con đường đổi mới

Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ và Nhân dân Ngọc Lập vừa đẩy mạnh sản xuất, xây dựng hậu phương, vừa trực tiếp chiến đấu. Nhân dân Ngọc Lập đã chia ngọt, sẻ bùi, nuôi dưỡng thương binh, bảo vệ cán bộ. Do có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng, Đảng bộ và Nhân dân xã Ngọc Lập đã được Đảng, Chính phủ tặng 197 Huân, Huy chương các loại cho các cá nhân và tập thể ở địa phương. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, Nhân dân Ngọc Lập phát huy truyền thống thực hiện đường lối đổi mới, tô đậm thêm trang sử vẻ vang của quê hương anh hùng.

Theo chân bà Đinh Thị Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lập đi trên những con đường bê tông, rải nhựa nối liền thôn bản, thăm những công trình mới, những ngôi trường khang trang, chúng tôi cảm nhận rõ bộ mặt nông thôn Ngọc Lập đổi thay rõ nét. Bà Huân khoe: Ngọc Lập đã hoàn thành 19/19 tiêu trí NTM, trở thành một trong ba xã của huyện Yên Lập đạt chuẩn NTM. Cùng với các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, xã Ngọc Lập đã tập trung huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng cơ sở hạ tầng NTM, với tổng nguồn vốn trên 230 tỷ đồng. Hệ thống điện, đường, trường, trạm ngày càng khang trang hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,1% năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 33,47 triệu đồng/người/năm. Trạm y tế và các trường học đều đạt chuẩn quốc gia...

Còn ông Trần Minh Trường, Người có uy tín khu dân cư Quang Tiến 2, chỉ tay về phía ngôi nhà cấp 4 đầu ngõ bảo, “tôi tình nguyện xây dựng “ngôi nhà hạnh phúc” để làm nơi hóa giải những mâu thuẫn, giữ gìn bình yên cho từng mái nhà, thôn bản. Điều đáng mừng là từ khi ngôi nhà nhỏ được xây dựng xong đến nay, chúng tôi chưa phải giải quyết những mâu thuẫn nào. An ninh trật tự, tình đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau cùng phát triển của bà con luôn được gìn giữ, phát huy…

Có thể nói, dẫu vẫn còn nhiều gian khó phía trước, nhưng với truyền thống của quê hương cách mạng, Nhân dân Ngọc Lập đã và đang vững tin bước đi trên con đường đổi mới…

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.