Triển khai kế hoạch công tác theo quy định, UBDT đã thông báo đến các tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn, chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2023. Đối với nhiệm vụ “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quy hoạch, bố trí ổn định dân cư địa bàn hay xảy ra thiên tai vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBDT đã nhận được 1 hồ sơ tham gia tuyển chọn của Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang.
Mục tiêu của Đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch, bố trí ổn định dân cư địa bàn hay xảy ra thiên tai vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ đó, đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác quy hoạch, bố trí ổn định dân cư địa bàn hay xảy ra thiên tai vùng đồng bào DTTS và miền núi trong thời gian tới.
Dự kiến, đề tài triển khai nghiên cứu tại 4 vùng, gồm: Trung du và miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tại các khu vực nghiên cứu, đề tài thực hiện các nội dung như: Đánh giá thực trạng các chính sách liên quan đến quy hoạch, bố trí ổn định dân cư: Xác định và phân tích các chính sách có liên quan đến quy hoạch, bố trí ổn định dân cư đối với địa bàn hay xảy ra thiên tai vùng DTTS và miền núi đã và đang được triển khai thực hiện; Thực trạng công tác quy hoạch, bố trí ổn định dân cư: Phương án quy hoạch, bố trí ổn định dân cư trên địa bàn hay xảy ra thiên tai vùng DTTS và miền núi đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã, đang triển khai thực hiện phương án; Đánh giá hiệu quả công tác quy hoạch, bố trí ổn định dân cư và chỉ ra các mô hình hiệu quả.
Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất quy hoạch, bố trí ổn định dân cư địa bàn hay xảy ra thiên tai vùng DTTS và miền núi về một số giải pháp như: Cơ chế, chính sách; kỹ thuật, công nghệ; tổ chức và quản lý quy hoạch; phát triển sản xuất; tuyên truyền...
Thảo luận, đánh giá về hồ sơ tham gia tuyển chọn triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, các thành viên Hội đồng đề nghị: Trên cơ sở đặt hàng của UBDT, cần làm rõ hơn tính cấp thiết của nghiên cứu, mối quan hệ giữa bố trí dân cư với thực hiện chính sách vùng DTTS và miền núi, các tiêu chí lựa chọn địa bàn nghiên cứu cũng như tiêu chí đánh giá khu vực hay xảy ra thiên tai đối với đồng bào DTTS và miền núi. Về cách tiếp cận, đề tài cần nghiên cứu hệ thống sinh thái cộng đồng, coi trọng tri thức, kinh nghiệm của đồng bào; đánh giá sự tương quan của địa bàn sinh sống với tạo sinh kế của người dân; tập trung chủ yếu vào giải pháp, kiến nghị về cơ chế, chính sách...