Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghiên cứu thuốc ức chế SARS-CoV-2 từ thảo dược

PV - 14:05, 10/08/2021

PGS.TS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học cho biết, các nhà khoa học của Viện đã nghiên cứu thuốc ức chế SARS-CoV-2 từ thảo dược và tạo ra được sản phẩm viên nang cứng.

Ảnh chụp các giếng thử nghiệm về sự hình thành vết tan của virus SARS-CoV-2 trên tế bào Vero E6 khi thử nghiệm với thuốc VIPDERVIR. Ảnh: Viện Công nghệ sinh học
Ảnh chụp các giếng thử nghiệm về sự hình thành vết tan của virus SARS-CoV-2 trên tế bào Vero E6 khi thử nghiệm với thuốc VIPDERVIR. Ảnh: Viện Công nghệ sinh học

Theo PGS.TS Lê Quang Huấn, Viện Công nghệ sinh học, chủ nhiệm đề tài, hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả COVID-19. Tuy nhiên, nhiều nước đã thông qua một số loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Tại Việt Nam, bên cạnh việc đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vaccine phòng COVID-19, một số viện nghiên cứu, công ty trong nước cũng đang tích cực phát triển thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nhân. Thuốc là yếu tố bổ sung quan trọng cho các loại vaccine hiện có trong phòng, chống đại dịch COVID-19. Việc tiếp cận nghiên cứu thuốc của Việt Nam có thể chậm hơn so với một số nước trong khu vực nhưng đầy tiềm năng, nhất là thuốc từ dược liệu.

Ngay khi dịch COVID-19 bùng phát ở nước ta, nhóm các nhà khoa học do PGS. TS. Lê Quang Huấn và cộng sự tại Viện Công nghệ sinh học đã bắt tay nghiên cứu thuốc ức chế SARS-CoV-2 từ thảo dược. Đến nay, nhóm đã tạo ra sản phẩm viên nang cứng, có tên là thuốc VIPDERVIR.

Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy, sản phẩm an toàn và có tác dụng ức chế sự phát triển của virus H5N1 và SARS-CoV-2, tăng cường miễn dịch trên các mô hình nghiên cứu thực nghiệm. PGS.TS Lê Quang Huấn cho biết, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ hiện đại tin sinh học (Docking với phần mềm AutoDock) để sàng lọc các hoạt chất chính có trong các thảo dược Việt Nam có ái lực liên kết mạnh với các đích phân tử, là các phân tử liên quan tới quá trình xâm nhập và tăng sinh của virus SARS-CoV-2, phối hợp các tài liệu y văn xưa và nay, các công bố quốc tế gần đây để tạo được tổ hợp các loại thảo dược chứa các hoạt chất đã sàng lọc có ái lực liên kết cao với các phân tử đích nhằm bào chế được sản phẩm có hiệu quả điều trị cao nhất trên cơ sở có được sự tương tác cộng hưởng của các hoạt chất theo các cơ chế khác nhau như: Ngăn cản sự bám dính của virus với tế bào chủ, làm mất khả năng xâm nhập của virus vào trong tế bào chủ; ức chế khả năng nhân lên của virus trong tế bào, nghĩa là đối với những hạt virus đã xâm nhập vào bên trong tế bào chủ cũng sẽ mất khả năng tăng sinh; kích hoạt các tế bào miễn dịch để chúng nhận biết, phong tỏa và loại trừ các hạt virus.

PGS.TS Lê Quang Huấn cho biết, việc Việt Nam nuôi cấy thành công SARS-CoV-2 đã mở ra cơ hội cho nghiên cứu phát triển thuốc phòng, điều trị và kết quả nghiên cứu của nhóm là sản phẩm đầu tiên được thử nghiệm trên SARS-CoV-2.

Thuốc VIPDERVIR đã được đánh giá độc tính cấp, độc tính bán trường diễn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội; đánh giá khả năng ức chế H5N1 tại Viện Công nghệ sinh học, ức chế SARS-CoV-2 tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và tăng cường miễn dịch tại Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội. Thuốc VIPDERVIR đồng thời được nghiên cứu bào chế, sản xuất thử nghiệm và đánh giá độ ổn định tại Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam.

Thuốc VIPDERVIR có tác dựng ức chế mạnh sự tăng sinh của SARS-CoV-2, phản ứng phụ hầu như không có, hơn nữa còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch (nghiên cứu lâm sàng trên động vật).

Thuốc với nồng độ 50 mg/mL, có khả năng ức chế được sự phát triển của SARS-CoV-2 ở nồng độ tới 10 PFU (đây là nồng độ virus mà khi xét nghiệm mẫu sinh phẩm cho kết quả dương tính, F0) tương ứng với giá trị Ct = 20,5 khi xét nghiệm bằng kỹ thuật real-time PCR (khi xét nghiệm real-time PCR, nếu mẫu có giá trị trong khoảng 16 < Ct < 37 là mẫu dương tính với SARS-CoV-2, mẫu có giá trị 36 < Ct < 40 là mẫu nghi ngờ). Nghĩa là, thuốc có tác dựng ức chế mạnh sự tăng sinh của SARS-CoV-2.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc được bào chế từ 28 loại thảo dược Việt Nam chứa các hoạt chất có tính sinh dược quý, tác dụng theo các cơ chế khác nhau: Phong tỏa Spike-S của SARS-CoV-2 và thụ thể ACE2 trên tế bào chủ để ngăn chặn sự tiếp xúc và xâm nhập của virus vào tế bào; ức chế các enzyme liên quan tới quá trình nhân lên của SARS-CoV-2; kích hoạt các tế bào của hệ miễn dịch người bệnh. Các cơ chế này sẽ cộng hưởng tác động để giúp phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19.

Thuốc đã được chứng minh an toàn và có tác dụng ức chế sự phát triển SARS-CoV-2, có tác dụng tăng cường miễn dịch khi thử nghiệm trên động vật.

Để tiếp tục đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh COVID19, tại cuộc họp ngày 7/8/2021 của Hội đồng Y đức (Bộ Y tế), Bộ đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng thuốc VIPDERVIR và phê duyệt đề cương nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân COVID-19. Hy vọng rằng, sau giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, thuốc sẽ được cấp phép sử dụng khẩn cấp để kịp thời góp sức trong công cuộc chống dịch bệnh COVID-19.

Từ khi bùng phát dịch COVID năm 2020 đến nay, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã triển khai tích cực các nghiên cứu phục vụ phòng chống COVID-19 như: Nghiên cứu thành công bộ kit phát hiện SARS-CoV-2; nghiên cứu giải trình tự toàn bộ hệ gene của 4 chủng SARS-CoV-2; đẩy mạnh nghiên cứu vaccine và nghiên cứu thuốc ức chế SARS-CoV-2./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.