Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghệ thuật Múa rối Wayang

PV - 10:39, 04/09/2018

Rối bóng Wayang là loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Indonesia. Nghệ thuật múa rối Wayang là sự kết hợp của các yếu tố: âm nhạc, múa, sự ứng khẩu nhanh trí, những tấn hài vui nhộn… Điểm độc đáo của loại hình nghệ thuật này là, thay vì trực tiếp nhìn thấy những con rối, khán giả chỉ nhìn thấy cái bóng của chúng. Năm 2003, nghệ thuật múa rối Wayang được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Wayang thường được trình diễn vào các dịp quốc lễ, lễ hội tín ngưỡng, ma chay, đám cưới, sinh nở, hay bất kỳ sự kiện lớn nào trong đời sống cộng đồng.

Wayang ra đời bắt nguồn từ niềm tin vào thuyết duy linh, cho rằng linh hồn của tổ tiên có thể tác động đến đời sống của các sinh linh, hoặc là bảo vệ hoặc là gây họa, và thường trở về vào ban đêm dưới hình hài của những cái bóng. Họ đã tiến hành các nghi lễ dưới dạng các vở rối bóng để cầu xin tổ tiên phù hộ, cứu giúp. Với lối biểu diễn độc đáo, mang âm hưởng truyền thống và sống động, nghệ thuật múa rối Wayang đã thu hút lượng lớn du khách nước ngoài đến với đất nước vạn đảo này.

múa rối Wayang Các con rối trong các vở rối bóng có chiều cao từ 25cm đến 75cm.

Các con rối trong các vở rối bóng có chiều cao từ 25cm đến 75cm. Bộ rối làng quê gồm hơn 100 con, bộ cung điện có tới 500 con. Chất liệu để làm các con rối thường là da nghé, da bê hoặc da trâu, được cán nhẵn, mỏng, phẳng để không bị cong vênh khi phơi khô. Những con rối tốt nhất được làm từ da của nghé nước cái và phải mất đến 10 năm xử lý để có thể bảo quản được lâu. Những con rối quý thậm chí còn được gắn các đinh tán bằng vàng và trang trí bằng kim cương.

Những nhân vật tốt thường có thân hình bé nhỏ, mắt hình oval với đồng tử nhỏ như hạt gạo, mũi nhọn và mắt nhìn xuống dưới chân một cách khiêm nhường. Những nhân vật mạnh mẽ, sôi nổi thường nhìn lên. Những nhân vật hung hãn thường có hình dáng lớn hơn, mũi và mắt to, tròn. Nhân vật yêu tinh chỉ có một cánh tay... Bên cạnh các nhân vật rối người, các vị thần, còn có các loài chim, muông thú, gia cầm...

Trong một vở rối bóng, Dalang đóng vai trò rất quan trọng. Dalang phải có giọng nói rõ ràng, hấp dẫn để mô phỏng giọng nói của khoảng 50 nhân vật rối với âm điệu khác nhau, thành thạo ngôn ngữ đối thoại, hát và kể chuyện, có khả năng chuẩn bị kịch bản, hiểu biết về nhạc cụ Java, chỉ đạo âm nhạc, chỉ huy hợp xướng… Dalang phải rất khéo léo để có thể chuyển động các con rối, biết gây cười và đồng thời khuyên răn khán giả một cách nhẹ nhàng. Dalang phải có sức khỏe dẻo dai để có thể ngồi vắt chéo chân liên tục từ 7 đến 9 tiếng trên thảm trong suốt quá trình biểu diễn.

Nghệ thuật múa rối Wayang mang tính hướng thiện, hội tụ những tinh hoa trong cuộc sống và nền văn hóa Indonesia. Cùng với những lời răn dạy từ các câu chuyện sử thi, con người sẽ có cơ hội nhìn nhận lại bản thân qua tấm gương lịch sử huyền bí này. Hầu hết, những màn biểu diễn Wayang được lấy cảm hứng từ các câu chuyện sử thi Ấn Độ, Mahabharata, Ramayana, triết lý Đông Phương (đạo giáo Hindu, Phật giáo, Hồi giáo…). Nghệ thuật múa rối bóng ở Indonesia còn khắc họa cuộc sống nơi xứ đảo.

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, rối bóng Wayang đang dần bị mai một, các Dalang huyền thoại cũng không còn nhiều nhưng giá trị nghệ thuật, nhân sinh sâu sắc của loại hình sân khấu truyền thống này vẫn còn mãi với thời gian.

Nghệ thuật múa rối Wayang mang tính hướng thiện, hội tụ những tinh hoa trong cuộc sống và nền văn hóa Indonesia. Cùng với những lời răn dạy từ các câu chuyện sử thi, con người sẽ có cơ hội nhìn nhận lại bản thân qua tấm gương lịch sử huyền bí này...

THU HÀ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.