Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghệ nhân A Lêr nặng lòng với văn hóa truyền thống

PV - 10:47, 17/07/2019

Không chỉ có tài đánh cồng chiêng, nghệ nhân A Lêr, thôn Kon Hngo Ktu (xã Vinh Quang, TP. Kon Tum) còn giỏi cả việc chỉnh chiêng, đan lát truyền thống. Những việc người đàn ông Ba Na làm suốt bao năm qua, xuất phát từ việc nặng lòng với văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ông A Lêr tranh thủ đan gùi, đan trũ lúc rảnh rỗi. Ông A Lêr tranh thủ đan gùi, đan trũ lúc rảnh rỗi.

Trước hiên nhà sàn, bên dòng sông Đăk Bla, nghệ nhân A Lêr đang cặm cụi đan những chiếc đơm trũ truyền thống của đồng bào Ba Na. Ông kể: “Ngày xưa, đàn ông trong làng Kon Hngo Ktu ai cũng biết đan lát, đó được coi như nghề truyền thống cha truyền con nối. Bà con thường tự đan những vật dụng phục vụ cuộc sống như chiếc gùi để đựng đồ đeo trên vai, đan trũ để bắt cá, đan rổ, rá để đựng đồ ăn, thức uống…Giờ thì ít người biết đan. Những người biết thì già, tụi trẻ không đứa nào chịu học. Rồi một ngày nào đó cái nghề này sẽ mất thôi…”.

Qua tìm hiểu được biết, không chỉ giỏi đan lát, ông A Lêr còn nổi tiếng trong làng là một nghệ nhân đánh chiêng hay. Vốn được tiếp cận với tiếng chiêng từ nhỏ, ông thường lui tới các trưởng bối trong làng để lắng nghe xin học. Vì thế, A Lêr đã trở thành người đánh chiêng hay nhất nhì làng Kon Hngo Ktu.

Nghệ nhân A Lêr cho biết, đánh chiêng, nghe nhạc vốn là một nét văn hóa đặc sắc, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người đồng bào DTTS. Vì vậy, ông luôn tìm cách khơi gợi tình yêu văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng làng, đặc biệt là các thế hệ sau này. Tại làng, ông cùng với 2 nghệ nhân mở các lớp học cồng chiêng miễn phí một tuần 3 buổi, nhờ đó mà trong làng đã có nhiều đội cồng chiêng.

Đặc biệt, tại thôn Kon Hngo Ktu, hiện có 361 hộ, 1.900 nhân khẩu hầu hết là người Ba Na. Trong đó có rất nhiều phụ nữ do đó, các nghệ nhân còn mở một lớp dạy đánh chiêng cho phụ nữ. Vào các dịp lễ, tết đội chiêng của làng có đã sự tham gia của cả đàn ông và phụ nữ.

“Tôi biết đánh chiêng và tham gia đội chiêng của làng là nhờ tham gia lớp học đánh chiêng của ông A Lêr. Giờ trong làng có việc gì đội chiêng cả nam lẫn nữ cùng diễn tấu rất vui”, chị Y Luân, một người dân thôn Kon Hngo Ktu chia sẻ.

Với uy tín của mình, ông A Lêr được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn. Nhìn nhận được trách nhiệm của mình, ông luôn tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự. Vận động thanh niên trong làng đến tuổi phải nhập ngũ. Tuyên truyền bà con trong tham gia lễ ra quân đầu năm. Vận động bà con tham gia công tác vệ sinh làng, đào mương cho nước chảy, làm cỏ hai bên đường; bãi trừ các hủ tục, mê tín dị đoan,…

Năm 2012, ông cùng với những Người có uy tín trong thôn, vận động người dân ủng hộ tiền để làm nhà rông. Mỗi hộ đóng từ 250.000-300.000 ngàn đồng; Đồng thời, kêu gọi đàn ông, thanh niên trai tráng trong làng góp công góp sức cùng nhau xây dựng nhà rông. Từ đó, nhà rông mới ra đời, đẹp và khang trang, phục vụ các ngày lễ, hội họp, giao lưu văn nghệ trong làng.

Bà Trịnh Thị Bích Hoài, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vinh Quang, nhận xét: Ông A Lêr là một người cán bộ mặt trận rất gương mẫu, ông luôn chủ động, tích cực phối hợp với các cấp chính quyền và các đoàn thể xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cộng đồng làng. Thúc đẩy cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Phối hợp cùng với các cấp chính quyền giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn thôn.

THÙY DUNG

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.