Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghề làm muối Sa Huỳnh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Minh Nhật - 11:14, 14/12/2024

Sáng 14/12, theo thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983/QĐ-BVHTTDL, công nhận nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo Quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Để tổ chức quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm muối Sa Huỳnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi giao Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ chịu trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo quy định.

Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ thực hiện công tác quản lý, truyền thông, quảng bá, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm muối Sa Huỳnh.

Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật bảo tồn đồng muối truyền thống Sa Huỳnh gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Nghề làm muối ở Sa Huỳnh có truyền thống lâu đời (từ thế kỷ 19) nên người dân rất gắn bó và có nhiều kinh nghiệm sản xuất muối, với phương pháp thủ công truyền thống, thể hiện bản sắc địa phương, được cộng đồng diêm dân Sa Huỳnh trao truyền qua nhiều thế hệ.

Việc công nhận nghề làm muối Sa Huỳnh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cộng với việc triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật bảo tồn đồng muối truyền thống Sa Huỳnh là chìa khóa thúc đẩy du lịch phát triển gắn liền với sinh kế bền vững của người dân Sa Huỳnh, quảng bá du lịch cộng đồng Sa Huỳnh.

Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các cấp, ngành, các địa phương trong toàn tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để triển khai. Sau gần 4 năm, diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến căn bản; kinh tế - xã hội có bước phát triển, tỉ lệ hộ nghèo giảm sâu, góp phần vào thành công chung của Chương trình MTQG 1719 của cả nước.