Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghề chạm bạc của người Dao trong dòng chảy thị trường

PV - 20:27, 12/04/2018

Trong xu thế hội nhập và phát triển, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang dần mai một. Tuy nhiên, nghề chạm bạc của đồng bào Dao huyện Sìn Hồ vẫn đang được bảo tồn và phát huy, bởi những nét độc đáo riêng biệt mà công nghệ hiện đại không thể làm ra được.

Anh Tẩn A Giao ở Tiểu khu 5, thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề chạm bạc. Anh Giao là đời thứ 3 làm nghề này. Đến nay, anh đã có 13 năm gắn bó với nghề.

Anh Tẩn A Giao và vợ đang hoàn thành khâu làm trắng sản phẩm bạc. Anh Tẩn A Giao và vợ đang hoàn thành khâu làm trắng sản phẩm bạc.

 

Chia sẻ về sự công phu của nghề chạm bạc, anh Giao cho biết: Để hoàn thành một đồ trang sức bằng bạc phải trải qua nhiều công đoạn. Các công đoạn chủ yếu là làm thủ công, do đó nghề này không những đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe mà còn phải khéo léo và kiên trì. Để có được nguyên liệu, người thợ chạm bạc phải đi thu mua các loại bạc vụn của người dân trong vùng.

Bộ trang sức bằng bạc của người phụ nữ Dao bao gồm: vòng cổ, xà tích, cúc áo và vòng tay. Có thể nói, xà tích là đồ trang sức có độ tinh sảo nhất trong bộ trang sức của người Dao; một người thợ lành nghề cũng mất ít nhất 2 tuần mới hoàn thành dây xà tích. Hoàn thành công đoạn chạm bạc người thợ sẽ dùng lá rừng hoặc phèn chua để đánh bóng các đồ trang sức; một số loại chi tiết người thợ còn phải dùng sơn để trang trí sao cho đẹp mắt.

“Các sản phẩm chạm bạc thủ công của người Dao ở Sìn Hồ không có độ sáng bóng như các sản phẩm ngoài thị trường nhưng vẫn được đồng bào Dao nơi đây ưa chuộng vì nét đẹp riêng mang bản sắc dân tộc. Từ trước tới nay các đồ trang sức bằng bạc luôn là niềm mong ước của chị em phụ nữ Dao. Để sở hữu một bộ trang sức phải bỏ ra kinh phí từ 30 đến 40 triệu đồng”, chị Chẻo Cheng Mẩy, Tiểu khu 5, thị trấn Sìn Hồ bộc bạch.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, bộ trang sức bằng bạc của đồng bào Dao có nhiều loại khác nhau, vòng cổ thì có hai loại vòng đơn và vòng 5 cái; dây xà tích có loại 2 dây và loại 5 dây; vòng tay thì có loại vòng xoắn và vòng rồng. Trang phục truyền thống và các đồ trang sức bằng bạc là những thứ không thể thiếu của người phụ nữ Dao trong những dịp cưới xin, lễ, tết. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các đồ trang sức bằng bạc được tạo ra rất nhiều và đẹp mắt nhưng những đồ trang sức bằng bạc của đồng bào dân tộc Dao vẫn có độ tinh xảo và có nét rất riêng.

Anh Nguyễn Văn Thùy, chủ tiệm Vàng Bạc Thúy Hằng, thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, cho biết: “Tôi đã kinh doanh ở đây rất lâu nhưng tôi thấy các sản phẩm bằng bạc của người Dao vẫn rất đẹp và tinh tế. Không những vậy những sản phẩm này luôn được chị em phụ nữ người Dao muốn sở hữu”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đồng bào người Dao có khoảng trên 10 nghìn hộ với trên 50 nghìn nhân khẩu, người Dao sống tại một số huyện như: Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường. Người Dao tại Lai Châu hiện có 2 nhóm chính đó là Dao Khâu và Dao Tiền. Nghề chạm bạc được một vài chục hộ gia đình người Dao Khâu tại một số xã, thị trấn của huyện Sìn Hồ gìn giữ và phát triển. Đồ trang sức bằng bạc có ý nghĩa lớn trong đời sống của đồng bào Dao. Đây cũng là của hồi môn của mẹ dành cho con gái khi đi lấy chồng, do đó các món đồ trang sức luôn được chị em cất giữ cẩn thận và chỉ sử dụng vào những ngày trọng đại.

Cùng với tiếng nói, trang phục thì nghề chạm bạc đã làm nên nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Dao tại Lai Châu. Không chỉ thế, trang sức bạc đã tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ dân tộc Dao vùng sơn cước.

MẠNH TƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.