Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghệ An với những điểm sáng tăng trưởng

Thành An - 10:24, 09/02/2021

Dẫu chưa có sự đột phá lớn, nhưng bức tranh kinh tế Nghệ An trong 5 năm qua đã có những điểm sáng tăng trưởng. Nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới… đã cao hơn mức bình quân chung cả nước. Một số lĩnh vực quan trọng, từng bước định hình là trung tâm vùng Bắc Trung Bộ như, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục và đào tạo, du lịch…thực sự là "đòn bẩy" tạo động lực cho sự phát triển toàn diện chung của tỉnh.

Hạ tầng KKT Đông Nam được đầu tư ngày càng hiện đại
Hạ tầng KKT Đông Nam được đầu tư ngày càng hiện đại

Những nỗ lực vượt bậc

Dù gặp nhiều khó khăn thách thức do thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; nhất là sự cố ô nhiễm biển miền Trung và đại dịch Covid-19 gây hậu quả nặng nề đối với quá trình phát triển,…nhưng bức tranh kinh tế Nghệ An nhiệm kì 2015-2020, vẫn có nhiều điểm sáng.

Với sự nỗ lực vượt bậc, kinh tế Nghệ An đã phát triển khá nhanh, toàn diện, theo hướng bền vững, tạo nền tảng thuận lợi cho giai đoạn tới. Tốc độ tăng trưởng GRDP khá cao, bình quân giai đoạn 2016–2020 ước đạt 7,2%. GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2020 ước đạt 44,01 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Trong nhiệm kì qua, thu hút đầu tư đạt kết quả khá tích cực với 532 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 67.308 tỷ đồng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt dự toán. Tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững; ưu tiên nguồn lực cho huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 3%.

Bằng việc đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư, Nghệ An đã có 1 mạng lưới hạ tầng du lịch đáp ứng nhu cầu du khách. Loại hình du lịch phong phú, đa dạng: Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa-lịch sử… Mỗi năm đón từ 4-5 triệu lượt du khách du lịch, doanh thu ước đạt 5.260 tỷ đồng.

Phát biểu tại cuộc làm việc với Lãnh đạo tỉnh Nghệ An về phương án nhân sự, định hướng phát triển KTXH nhiệm kì 2020-2025 ngày 14 tháng 9 năm 2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phú cho rằng: Với một tỉnh lớn, dân số trên 3 triệu, đặc biệt là vùng miền Tây rộng lớn còn nghèo khó, thì những con số tăng trưởng như vậy là tốt, là những nỗ lực lớn của tỉnh và cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Kinh tế vườn đồi ngày càng phát triển
Kinh tế vườn đồi ngày càng phát triển


Đòn bẩy phát triển toàn diện

Dù chưa có những đột phá lớn, nhưng Nghệ An đã liên tục phát triển ổn định. Cùng với nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống hạ tầng từng bước được xây dựng đồng bộ, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, tạo nền tảng vững chắc và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện.

Điều thấy rõ nhất, lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tiếp tục được chú trọng. Nghệ An đã hình thành và phát triển một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại được chú trọng phát triển. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có chuyển biến tích cực.

Nghệ An hiện có 4 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng NTM là thị xã Thái Hòa, thành phố Vinh, huyện Nam Đàn và huyện Yên Thành. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 282 xã đạt chuẩn NTM, bằng 68,37% tổng số xã, cao hơn bình quân chung của cả nước. Thành tựu NTM, đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, diện mạo nhiều vùng nông thôn khởi sắc, đời sống của Nhân dân được nâng lên, môi trường ngày càng được chú trọng bảo vệ.

Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp Việt Nam khẳng định: “Nông nghiệp Nghệ An trong năm năm qua có tốc độ khá tốt, vượt xa tốc độ bình quân chung cả nước. Cách đi của Nghệ An là hướng đến nền nông nghiệp hiệu quả, công nghệ cao và nông nghiệp sạch. Nghệ An cũng đã thu hút, khuyến khích được doanh nghiệp mạnh đầu tư vào, chính họ mới có thể đóng vai trò dẫn đường cho trang trại, hợp tác xã. Mối liên kết giữa doanh nghiệp, hộ dân với trang trại, hợp tác xã ở Nghệ là khá rõ. Bên cạnh đó, việc chỉnh trang, đầu tư được cơ sở hạ tầng, gắn với xây dựng nông thôn mới với giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc được thực hiện rất tốt”.

Một dây chuyền sản xuất gỗ MDF
Một dây chuyền sản xuất gỗ MDF

Một thực tế rất đáng mừng, hạ tầng các khu kinh tế, công nghiệp đã được đầu tư khá đồng bộ, bước đầu đạt được một số kết quả rõ rệt; đã thu hút được các nhà đầu tư lớn vào đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, tạo tiền đề để thu hút các dự án thứ cấp. Đến thời điểm hiện tại, Nghệ An đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy diện tích Khu công nghiệp Bắc Vinh; từng bước hoàn thành hạ tầng Khu công nghiệp Nam Cấm, VSIP, WHA giai đoạn 1, Hoàng Mai 1, Đông Hồi với tổng diện tích 1.593 ha. Quy hoạch phát triển 52 cụm công nghiệp, trong đó có 32 cụm công nghiệp đã thực hiện các bước đầu tư và thu hút được các dự án vào đầu tư.

Hệ thống hạ tầng giao thông đã được ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ, nhất là các tuyến giao thông chiến lược, tạo sự kết nối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, cơ bản Nghệ An đã hoàn thành đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường giao thông nông thôn,…

 Nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả như: Đường N5, cầu Yên Xuân, đường Tây Nghệ An giai đoạn 2, các cầu vượt đường sắt, sân bay Vinh, Cảng xăng dầu DKC, cảng chuyên dùng Vissai…

Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, thực sự trở thành "đòn bẩy" và động lực cho sự phát triển toàn diện của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tớí; thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và chào mừng Đại hội lần thứ XIII Đảng.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.