Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nghệ An: Mở lớp truyền dạy thổi khèn, múa khèn Mông

Đình Tuân - 14:41, 24/06/2021

Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An vừa triển khai lớp dạy thổi khèn và múa khèn Mông tại bản Huồi Cọ, xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An).

Các học viên người Mông tham gia học thổi khèn
Các học viên người Mông tham gia học thổi khèn

Tham gia lớp học có 40 học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau (người lớn tuổi nhất ngoài 40 tuổi, trẻ nhất mới 11 tuổi). Toàn bộ các học viên là người dân tộc Mông ở các bản của xã Nhôn Mai. Các học viên sẽ học thổi khèn, múa khèn trong thời gian 40 ngày, do Nghệ nhân ưu tú Và Bá Đùa ở bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai truyền dạy.

3. Theo như Nghệ nhân ưu tú Và Bá Đùa để trở thành người thổi khèn giỏi, múa khèn đẹp, người học phải thực sự đam mê, kiên trì tập liên tục và không nản chí.
Nghệ nhân ưu tú Và Bá Đùa: Để trở thành người thổi khèn giỏi, múa khèn đẹp, người học phải thực sự đam mê, kiên trì tập liên tục và không nản chí.

Đối với đồng bào Mông ở miền Tây Nghệ An, việc gìn giữ nhạc cụ và thanh âm tiếng khèn được xem là yếu tố then chốt để bảo vệ hồn cốt cộng đồng. Bởi thế, qua lớp học này nhằm truyền dạy để có thêm nhiều người Mông biết thổi, múa khèn để bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Mông.

Nghệ nhân ưu tú Và Bá Đùa hướng dẫn cách thổi khèn cho các học viên.
Nghệ nhân ưu tú Và Bá Đùa hướng dẫn cách thổi khèn cho các học viên.
Một động tác múa khèn Mông
Một động tác múa khèn Mông
Tổ chức lớp để học thổi khèn, múa khèn Mông cho thế hện trẻ là giải pháp quan trọng để bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa bản sắc của đồng bào dân tộc Mông.
Tổ chức lớp học thổi khèn, múa khèn Mông cho thế hệ trẻ là giải pháp quan trọng để bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận