Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghệ An: Bất cập trong quản lý phòng khám chữa bệnh tư nhân

PV - 14:27, 12/09/2018

Thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) tư nhân ồ ạt mọc lên. Tuy nhiên, do quản lý lỏng lẻo nhiều phòng khám không đảm bảo chất lượng dẫn đến những hệ lụy đau lòng.

khám chữa bệnh tư nhân Nhiều phòng khám tư nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An mọc lên nhưng thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng.

Sản phụ tử vong do đến phòng khám tư nhân

Vào đầu năm 2018 tại bản Đôm 2, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu xảy ra một vụ việc đau lòng. Vào ngày 12/3/2018, chị Vi Thị Khuyên (SN 1988) đến phá thai tại nhà bà Đinh Thị Thanh (SN 1966). Tại đây, bà Thanh áp dụng các kinh nghiệm dân gian, thiếu an toàn. Sau khi phá thai, chị Khuyên có nhiều biểu hiện nguy kịch. Lúc này, gia đình đưa chị đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng sản phụ này đã tử vong sau đó 3 ngày do băng huyết cấp. Được biết, bà Thanh chỉ hành nghề theo kinh nghiệm dân gian mà chưa được cơ quan chức năng cấp phép.

Ngày 22/7/2017, tại huyện Yên Thành cũng đã xảy ra vụ việc là ông Trần Đình Đắc (62 tuổi) ở thôn Yên Thịnh, xã Mã Thành, Yên Thành, thấy mệt trong người nên đạp xe sang nhà bà Hà Thị Lương (SN 1967), (bà Lương là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tiến Thành, huyện Yên Thành) để chữa trị.

Sau khi thăm khám và đo huyết áp, bà Lương đã tiêm mũi thứ nhất cho ông Đắc. Được khoảng 5 phút, thấy ông Đắc có dấu hiệu bất thường, bà Lương quyết định tiêm mũi thứ 2. Khi tiêm xong, ông Đắc bị sùi bọt mép, lên cơn co giật và dẫn tới tử vong.

Điều đáng nói là, dù chưa được cơ quan cấp phép chữa bệnh tại nhà nhưng bà Hà Thị Lương đã hành nghề hàng chục năm nay tại tư gia mà không bị cơ quan chức năng kiểm tra…

Những ví dụ trên chỉ là số ít các bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh tại các phòng khám tư nhân không phép, đã bị tử vong hoặc rơi vào tình trạng nguy kịch mà các gia đình bệnh nhân phải đưa đi cấp cứu tại các bệnh tuyến trên.

Nhiều tồn tại trong quản lý

Mới đây, trong trả lời chất vấn cử tri tại cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh về thực trạng này, ông Dương Đình Chỉnh, Quyền Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cũng thừa nhận, hoạt động hành nghề KCB tư nhân ở Nghệ An hiện nay tiềm ẩn nhiều cái lo. Đó là hoạt động hành nghề vượt quá phạm vi cho phép; quảng cáo vượt quá phạm vi chuyên môn; biển hiệu ghi chưa đúng quy định; người hành nghề ghi chưa đúng chức danh, không có mặt tại cơ sở hành nghề; niêm yết giá KCB không đúng; hành nghề không phép… Những bất cập này dẫn đến chất lượng y tế không đảm bảo, tạo dư luận không tốt trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân..

Theo ông Giám đốc Sở, từ ngày 6/4-5/6/2018, Đoàn thanh tra của Sở Y tế đã thanh, kiểm tra tại 31 cơ sở hành nghề KCB trên địa bàn toàn tỉnh và đã tiến hành xử phạt 16 cơ sở vi phạm, với tổng số tiền phạt là 376 triệu đồng. Trong đó, có 4 cơ sở hành nghề không phép, Đoàn kiểm tra cũng đã trình UBND tỉnh ra quyết định xử phạt mỗi cơ sở 50 triệu đồng và đình chỉ hoạt động của các cơ sở nói trên. Cũng trong thời gian này, đoàn thanh, kiểm tra của các huyện, thành, thị trong tỉnh cũng đã tiến hành xử phạt 102 cơ sở hành nghề KCB tư nhân vi phạm, với tổng số tiền phạt là hơn 470 triệu đồng…

Ông Dương Đình Chỉnh cho rằng, việc quản lý các phòng KCB tư nhân hết sức khó khăn bởi nhiều nguyên nhân. Bên cạnh lực lượng thanh tra chuyên ngành mỏng, thì chính quyền các địa phương chưa quyết liệt phối hợp quản lý loại hình kinh doanh có điều kiện này.

Đặc biệt, do địa bàn rộng, các khu vực nông thôn và miền núi có những phòng KCB đặt tại gia, chữa bệnh lưu động theo địa chỉ nên rất khó kiểm soát..; Trong khi đó, chế tài xử phạt đối với các vi phạm thấp, chưa đủ sức răn đe nên nhiều phòng khám sẵn sàng nộp phạt, sau đó tiếp tục lén lút hoạt động trở lại…

Thiết nghĩ, việc hình thành các phòng khám tư nhân nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh nhân dân, khi các cơ sở y tế công lập quá tải, là việc làm phù hợp. Tuy nhiên, để các phòng KCB tư nhân hoạt động đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo đúng quy chuẩn, quy định về KCB thì cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An cần phải tập trung, quyết liệt giải quyết tồn tại đối với hoạt động của các phòng KCB tư nhân.

Theo số liệu của Sở Y tế Nghệ An, tính đến tháng 7/2018, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 2.500 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đang hoạt động. Trong đó, gồm 12 bệnh viện, hơn 400 cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.