Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10: Cảnh báo sớm và hành động sớm

PV - 16:45, 09/10/2022

Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10/2022 được Đại hội đồng Liên Hợp quốc lấy chủ đề: Cảnh báo sớm và Hành động sớm cho mọi người.

Tuyến đê biển Tây thuộc địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau có 3 vị trí bị sạt lở rất nguy hiểm với tổng chiều dài khoảng 110m, trong đó có 30m đặc biệt nguy hiểm. Ảnh minh họa: Huỳnh Anh/TTXVN
Tuyến đê biển Tây thuộc địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau có 3 vị trí bị sạt lở rất nguy hiểm với tổng chiều dài khoảng 110m, trong đó có 30m đặc biệt nguy hiểm. Ảnh minh họa: Huỳnh Anh/TTXVN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng lấy ngày này là Ngày ASEAN về quản lý thiên tai. Đây là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng về những biện pháp cần thiết để giảm thiểu các nguy cơ có thể gặp phải trong trường hợp xảy ra thiên tai.

Chủ đề chính của Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2022 sẽ tập trung vào Mục tiêu G của Khung Sendai “Tăng cường tính bền vững và khả năng tiếp cận hệ thống cảnh báo sớm đa hiểm họa cũng như thông tin và đánh giá rủi ro thiên tai cho người dân đến năm 2030”.

Năm 2022, Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai diễn ra trong lúc các quốc gia đang tiến hành đánh giá giữa kỳ Khung hành động Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và sẽ được kết luận tại cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 5/2023 thông qua tuyên bố chung. Đây là dịp để nhìn lại quá trình thực hiện các hoạt động phòng ngừa và ứng phó thiên tai cũng như các mất mát về người, sinh kế, kinh tế, cơ sở hạ tầng cơ bản phù hợp với các hiệp định quốc tế về giảm nhẹ rủi ro và tổn thất do thiên tai trên toàn thế giới, được Khung hành động Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua vào tháng 3/2015.

Mục tiêu chính của Khung hành động Sendai là tránh tạo ra các rủi ro mới và giảm thiểu các rủi ro hiện có. Khi điều đó là không thể thì hệ thống cảnh báo sớm lấy con người là trung tâm và các hoạt động phòng ngừa để thực hiện các hành động sớm chính là cách để giảm thiểu thiệt hại về người và của cũng như sinh kế.

Hệ thống cảnh báo sớm có khi không thể tự động xác định các hiểm họa có thể xảy ra, do đó nó cần phải đảm bảo rằng người dân và các ngành liên quan nhận được thông tin cảnh báo, hiểu được thông tin và quan trọng hơn nữa là có hành động kịp thời. Hệ thống cảnh báo sớm cần kích hoạt các hành động sớm đã được chuẩn bị và diễn tập kỹ lưỡng trước đó. Trong trường hợp thiên tai khởi phát nhanh, cần phải nhanh chóng sơ tán và tìm nơi trú tránh an toàn. Hành động sớm cũng bao gồm xác định các vật dụng cứu trợ và các biện pháp để giảm thiểu tác động bất lợi của thiên tai.

Hệ thống cảnh báo sớm cần phải bao gồm: Đa hiểm họa (được thiết kế để phát hiện các hiểm họa khác nhau mà có thể xảy ra một mình, đồng thời hoặc liên tiếp nhau ); đến tận người dân (hệ thống bao trùm khu vực rộng lớn, từ phát hiện hiểm họa đến hành động, bao gồm, với các thông tin cảnh báo dễ hiểu và hỗ trợ việc thực hiện); lấy người dân làm trung tâm (có nghĩa là hệ thống được thiết kế đặt con người làm trung tâm, trao quyền và để người dân có thể hành động kịp thời để giảm thiểu tác động tiềm tàng của thiên tai tốt nhất…).

Việt Nam là một trong những quốc gia đứng trước rất nhiều thách thức của thiên nhiên, bởi theo đánh giá, Việt Nam là một trong 5 quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và thiên tai. Các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu được dự báo sẽ ngày càng gia tăng và chính trong bối cảnh đó, các nỗ lực phối hợp để quản lý rủi ro thiên tai và khí hậu là một trong các ưu tiên hành động của Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các cơ chế hợp tác về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thực hiện có trách nhiệm các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận hợp tác quốc tế.

Đặc biệt, năm 2023 là năm Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai, do vậy, cam kết Việt Nam sẽ đóng vai trò là cầu nối hiệu quả, thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ giữa khối ASEAN với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về những giải pháp mang tính chiến lược để giải quyết nhiều rủi ro cùng một lúc.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, Liên Hợp quốc cần tăng cường hơn nữa hỗ trợ đối với các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để tăng cường khả năng tiếp cận với các quỹ đa phương và toàn cầu. Các nguồn lực được huy động cho các chương trình và dự án cần tập trung vào việc tăng cường khả năng chống chịu của các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trước các tác động ngày càng gia tăng của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Đối với Việt Nam, để khắc phục tình trạng dễ bị tổn thương trước thiên tai và biến đổi khí hậu, đòi hỏi nhiều nỗ lực và nguồn lực hơn, bao gồm cả việc chuyển giao khoa học và công nghệ giữa các quốc gia, đồng thời thực hiện việc cảnh báo sớm, hành động sớm sẽ góp phần giúp giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.