Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Ngày cuối tuần cùng dân” ở Mù Cang Chải

PV - 10:02, 09/07/2019

Để tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với Nhân dân, từ cuối tháng 6/2019, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã bắt đầu thực hiện mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân”. Phương châm của mô hình là: “Sẵn sàng, chủ động đối thoại với Nhân dân, lắng nghe dân, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân”.

Cán bộ, đảng viên cùng dân dọn dẹp cảnh quan vệ sinh đường liên thôn liên bản trong ngày đầu triển khai mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân” tại bản Chế Cu Nha, xã Chế Cu Nha). Cán bộ, đảng viên cùng dân dọn dẹp cảnh quan vệ sinh đường liên thôn liên bản trong ngày đầu triển khai mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân” tại bản Chế Cu Nha, xã Chế Cu Nha.

Mù Cang Chải là huyện vùng cao ĐBKK của tỉnh Yên Bái, có trên 62.000 người; với 96% là đồng bào DTTS, trong đó dân tộc Mông chiếm đến 91%. Trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của bà con không đồng đều, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu trong lao động sản xuất, đời sống tinh thần.

Nhằm thực hiện có hiệu quả, thiết thực Chỉ thị 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã phát động và triển khai mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân”. Theo đó, Huyện ủy phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ đảng viên, đặc biệt là các đồng chí cấp ủy và các cơ quan ban, ngành phụ trách từng xã, từng thôn bản để dành ít nhất 2 ngày cuối tuần, trong mỗi tháng đến với bà con để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; nắm bắt kịp thời tình hình, tâm tư nguyện vọng của bà con, cùng bà con tháo gỡ những khó khăn, bức xúc; hỗ trợ phát triển kinh tế, đổi mới tập quán canh tác, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phòng chống tảo hôn, thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, hướng dẫn bà con bảo vệ môi trường sống thực hiện ăn sạch, ở sạch, uống sạch,…

Ông Vũ Đình Lợi, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải, cho biết: “Huyện ủy yêu cầu cán bộ, đảng viên trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, phải xây dựng kế hoạch cụ thể mỗi tháng xuống với dân bao nhiêu buổi và làm cái gì. Tin tưởng rằng, mô hình này sẽ tạo cho cán bộ, đảng viên thành một thói quen, một nét văn hóa, một hoạt động thường xuyên trong việc đi cơ sở trên địa bàn”.

Ngày 29/6/2019, mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân” chính thức được triển khai tại các xã: Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Kim Nọi, với 856 người tham gia trong đó có 310 cán bộ, đảng viên và 546 người dân địa phương. Tại các địa phương triển khai mô hình, lãnh đạo, cán bộ, đảng viên đã tới tham dự buổi sinh hoạt chi bộ thôn bản.

Đặc biệt, cán bộ, đảng viên đã cùng bà con tiến hành phát quang, dọn dẹp vệ sinh nhà văn hóa thôn bản, khơi thông cống rãnh thoát nước trên các tuyến đường liên thôn, liên bản; đan và đặt 15 sọt rác, vận động Nhân dân thu gom, tiêu hủy rác, xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp. Ngày đầu tiên triển khai nhưng mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân” đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân.

Ông Lù Nhù Chu, sinh năm 1968, Người có uy tín của bản Chế Cu Nha, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, chia sẻ: Nhân dân rất phấn khởi và mong chờ việc cán bộ xuống và tiếp xúc với dân vào các ngày cuối tuần. Mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân” rất có ý nghĩa, qua đây bà con có thể giãi bày, tâm sự với lãnh đạo về những khó khăn hay niềm vui trong cuộc sống.

“Tôi tin rằng, từ mô hình này sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân trong việc tự giác học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động; tăng cường mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa cán bộ, đảng viên với Nhân dân; ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện của bệnh quan liêu, xa rời quần chúng Nhân dân”, ông Đặng Tuấn Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy huyện khẳng định.

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.