Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngành Thủy lợi góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Vân Khánh - 13:06, 14/11/2024

Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và Công nghệ thủy lợi – 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025).

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Trải qua 80 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Thủy lợi đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200ha trở lên, trong đó có 122 hệ thống vừa và lớn phục vụ trên 2.000ha, hơn 40.000km đê sông và đê biển đã được xây dựng phục vụ và bảo vệ hoạt động dân sinh, sản xuất các ngành kinh tế.

Cả nước có gần 8.000 đập và hồ chứa, với tổng dung tích trữ khoảng 68 tỷ m³ nước, góp phần điều hòa và phân bổ nguồn nước hiệu quả, trong đó các hồ thủy điện đóng vai trò quan trọng, với tổng dung tích trữ với khoảng 53,5 tỷ m³.

Đến nay, 4,3 triệu ha đất canh tác được đảm bảo tưới phục vụ trồng trọt, trong đó, 7,3 triệu ha lúa được tưới hằng năm, chiếm 95% tổng diện tích gieo trồng; 500 nghìn ha cây trồng cạn được áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; 8,4 triệu con gia súc, 480 triệu con gia cầm và gần 690.000ha nuôi trồng thủy sản được cấp phục vụ chăn nuôi; cấp khoảng 6,5 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp; 88,5% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Các đô thị và 28 khu dân cư từng bước được nâng cao mứcđảm bảo phòng chống lũ, chống ngập.

Hệ thống công trình thủy lợi đảm kiểm soát mặn cho khoảng 1 triệu ha đất nông nghiệp, kết hợp phát điện với tổng công suất 2.100MW…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị, cần tiếp tục triển khai nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước phục vụ phát triển, quản lý, bảo vệ nguồn nước, môi trường, công trình kết cấu hạ tầng, đào tạo, huy động nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính phục vụ công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai.

Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong đánh giá, giám sát, dự báo nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước, thiên tai, trong phát triển và bảo vệ nguồn nước.

Nghiên cứu công nghệ tiết kiệm nước, sử dụng tuần hoàn nước, phục hồi nguồn nước, môi trường nguồn nước, đáp ứng mục tiêu chương trình. Đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cong tác chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngành.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).