Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Ngang nhiên lấn chiếm kênh mương nội đồng ở Phú Yên

PV - 10:03, 09/05/2018

Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương ở Phú Yên, người dân tự ý xâm lấn xây dựng các công trình kiên cố trên kênh mương dẫn nước thủy lợi.

Việc làm này đang thu hẹp dòng chảy, ảnh hưởng đến việc nạo vét, duy tu sửa chữa… gây thiếu nước sản xuất lúa của bà con nông dân.

Hiện nay, nhiều diện tích lúa vụ đông xuân 2017-2018 của tỉnh Phú Yên đang trong giai đoạn thu hoạch. Đây cũng là thời điểm đơn vị vận hành khai thác các công trình thủy lợi đóng nước để phục vụ cho việc nạo vét, sửa chữa kênh mương, đảm bảo cấp nước chống hạn trong vụ hè thu tới. Tuy nhiên, tại rất nhiều vị trí, điển hình như kênh N2, thuộc xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, hành lang an toàn kênh và toàn bộ mặt kênh đều bị người dân lấn chiếm, xây dựng công trình, nhà ở kiên cố… Việc xây dựng này khiến lòng kênh bị thu hẹp đến 0,5m và cạn dần so với hiện trạng ban đầu.

Người dân xây dựng công trình kiên cố trên mặt kênh mương. Người dân xây dựng công trình kiên cố trên mặt kênh mương.

Ông Trần Văn Lý, xã Hòa Mỹ Đông cho biết: Nói chung ai cũng biết việc làm của mình là sai, nhưng vì khu vực này gần chợ nên rất cần mặt tiền để buôn bán, chính vì vậy buộc họ phải xây dựng các công trình trên kênh để mở rộng mặt bằng. Thấy người này làm được, thì người kia cũng làm theo, cuối cùng 1 đoạn kênh dài hơn 200m này ai cũng xây dựng cầu, đường kiên cố cả.

Tương tự, kênh Tân Mỹ đi qua địa bàn xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa cũng bị 22 hộ dân lấn chiếm đất hành lang an toàn kênh. Sau nhiều lần tích cực vận động, hiện mới có 12 hộ tháo dỡ tường rào, trả lại nguyên trạng.

Thông tin về thực trạng này, ông Nguyễn Minh Huệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam, cho biết, công ty của ông được giao quản lý 74 tuyến kênh, với tổng chiều dài gần 400km trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Hầu như tuyến kênh nào cũng bị lấn chiếm và xả rác thải làm bồi lấp, cản trở dòng chảy lòng kênh nghiêm trọng. Đơn vị cũng đã lập tới 754 biên bản vi phạm, giao cho chính quyền địa phương xử lý, thế nhưng các địa phương chưa thật sự ra tay quyết liệt, thậm chí thiếu trách nhiệm, để thực trạng này tồn tại thời gian dài và ngày càng diễn biến phức tạp.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!