Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngăn tình trạng đánh bắt giun đất tại vùng núi Thanh Hóa

Quỳnh Trâm - 17:49, 21/10/2023

Thời gian gần đây, đặc biệt là vào mùa mưa, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi), xuất hiện tình trạng nhiều người dân sử dụng kích điện đánh bắt giun đất, sấy khô để bán cho các thương lái thu mua với giá khoảng 1 triệu đồng/kg.

Nhằm ngăn chặn tình trạng dùng kích điện để đánh bắt, chế biến, tiêu thụ giun đất, hủy hoại môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp, không để tình trạng kích điện đánh bắt, chế biến, mua bán giun đất tiếp tục diễn ra phức tạp, gây lo lắng, hoang mang trong nhân dân.

Đồng thời, giám sát chặt chẽ các đối tượng từ các địa phương khác đến địa bàn để bắt, chế biến, thu mua giun đất. Kiểm tra, xử lý các cơ sở thu mua giun đất không có đủ giấy tờ, thủ tục pháp lý.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung: Tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị với Bộ TN&MT tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật, từ đó làm căn cứ pháp lý để xử lý hành vi sử dụng kích điện để đánh bắt giun đất.

Không những thế, cần tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân về hậu quả, tác hại của việc đánh bắt giun đất đối với sản xuất và môi trường.

Theo báo cáo, từ đầu tháng 8/2023 đến nay, tại các tỉnh phía Bắc và Thanh Hóa diễn ra tình trạng người dân dùng kích điện để đánh bắt giun đất, sau đó đem sấy khô và được thương lái thu mua rồi đem bán sang nước ngoài kiếm lời. Việc làm này đã khiến môi trường đất bị phá hủy, làm chết các vi sinh vật có lợi trong đất, phá hủy sự đa dạng sinh học, làm độ phì nhiêu và chất lượng đất canh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng.


Một cơ sở sấy giun đất trái phép trên địa bàn huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa)
Một cơ sở sấy giun đất trái phép trên địa bàn huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa)

Cụ thể, những tháng qua tại địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa như: Thường Xuân, Quan Hóa, Bá Thước... đã xuất hiện một số người từ các tỉnh khác đến. Những người này đã thông qua người bản địa để trang bị kích điện cho người dân thực hiện việc đánh bắt giun đất trên các vạt đồi, núi.

Sau khi việc đánh bắt được thực hiện xong, nhóm người này sẽ tổ chức thu mua, sấy khô rồi đem bán sang thị trường Trung Quốc.

Dù đã được tuyên truyền, đồng thời thu giữ nhiều dụng cụ đánh bắt, tuy nhiên do lợi nhuận cao và chế tài xử lý còn nhiều vướng mắc nên nhiều người dân vẫn thực hiện hành vi dùng điện đánh bắt giun đất.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.