Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngân hàng CSXH TP. Hồ Chí Minh: Điểm tựa cho người nghèo trên hành trình phát triển

Phương Linh - 10:34, 11/03/2020

Năm 2019 là một năm bứt phá của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Hồ Chí Minh trong hoạt động tín dụng CSXH, với tổng dư nợ trên 4.502 tỷ đồng (tăng 38,6% so với năm 2018). Đặc biệt, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, chính quyền Thành phố đã ủy thác nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng CSXH gần gấp đôi so với năm 2018, chiếm hơn nửa nguồn vốn tăng thêm của chi nhánh trong năm 2019.

Nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã góp phần hỗ trợ người dân phát triển nhiều mô hình, dự án sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã góp phần hỗ trợ người dân phát triển nhiều mô hình, dự án sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao

Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH TP. Hồ Chí Minh, 5 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 5.043 hộ thoát nghèo; 12.764 hộ vay vốn từ Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường với số tiền trên 183 tỷ đồng; 3.031 lao động vay vốn giải quyết việc làm với số tiền 75 tỷ đồng, giúp cho nhiều lao động có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. 

Điển hình như anh Thi Việt Dũng ở ấp 4, xã Bình Hưng, là thanh niên sau cai nghiện trở về địa phương. Để giúp anh Dũng hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, Đoàn Thanh niên xã giới thiệu anh Dũng vay vốn giải quyết việc làm để mua máy gia công hàn tiện, đem lại thu nhập 8 triệu đồng/tháng.

Hay như hộ ông Ngô Duy Soạn ở 20/1 tổ 12, khu phố 3B, phường Thạnh Lộc, quận 12, vay 2 lần với số tiền 40 triệu đồng để mở hiệu may gia công. Đến nay, ông Soạn đã có trong tay một Tổ hợp may gia công với 6 lao động làm việc thường xuyên, thu nhập ổn định 80 - 100 triệu đồng/năm. 

Với trọng tâm giải quyết những vấn đề an sinh xã hội của thành phố, chỉ tính riêng năm 2019, đã có 68.799 lượt khách hàng được tiếp cận vốn, doanh số cho vay năm 2019 đạt 2.619 tỷ đồng, tăng gần 50% năm so với năm 2018. Đến hết năm 2019, tổng dư nợ của chi nhánh đạt gần 4.502 tỷ đồng với 163.068 hộ vay; trong đó cho vay giải quyết việc làm chiếm 48,9% tổng dư nợ; cho vay Quỹ xóa đói giảm nghèo 23,3%; nước sạch và vệ sinh môi trường 14,4%; học sinh sinh viên 7,6%; cho vay nhà ở xã hội 2%; cho vay giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi (nay là Quỹ 34) 1,8%. 

Ông Trần Văn Tiên, Giám đốc Ngân hàng CSXH TP. Hồ Chí Minh cho biết: Năm 2020, mục tiêu của Ngân hàng là tăng trưởng dư nợ tối thiểu của chi nhánh là 1.250 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng 27% so với năm 2019. Trong đó, đặt mục tiêu đưa nguồn vốn ủy thác của Thành phố qua Ngân hàng lên 5.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.