Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngăn chặn tai nạn giao thông trên cung đường đèo Lò Xo: Cần giải pháp cấp bách, hiệu quả

PV - 16:28, 03/07/2018

Mỗi năm tại đèo Lò Xo thuộc địa phận làng Măng Khen, xã Đăk Man (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, làm chết và bị thương hàng chục người. Cung đèo này là nỗi ám ảnh lớn đối với tài xế, hành khách và ngay cả người dân địa phương. Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nâng cấp 27km đèo để giảm thiểu tai nạn giao thông trên đoạn đường này.

Xe khách bị tai nạn tại đèo Lò Xo. Xe khách bị tai nạn tại đèo Lò Xo.

 

Đại úy Vũ Hồng Doãn, Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Ngọc Hồi cho biết: Đèo Lò Xo có độ dốc không cao nhưng dài và quanh co, chỉ cần lái xe thiếu chú ý là rất dễ xảy ra tai nạn. Nhiều năm nay, đèo Lò Xo trở thành điểm đen nguy hiểm nên Trạm CSGT Ngọc Hồi đã triển khai nhiều giải pháp: trên đỉnh đèo luôn có 1 Tổ CSGT làm nhiệm vụ cảnh báo, nhắc nhở lái xe, cứu hộ cứu nạn, túc trực 24/24h. Khu vực đèo được lắp đặt các biển báo phản quang rất nhiều, nếu đi ban đêm thì thấy cả đường sáng rực. Nhưng điều quan trọng là ý thức của người tham gia giao thông lúc qua đèo phải cẩn trọng, không chạy quá tốc độ 40km/giờ.

Chứng kiến và tham gia cứu hộ nhiều vụ tai nạn, anh A Chải, Bí thư Đoàn xã Đăk Man (huyện Đăk Glei), Đội trưởng Đội cứu hộ tai nạn trên đèo chia sẻ: Từ khi thành lập đến nay, Đội cứu hộ đã ứng cứu hơn 40 vụ tai nạn, trong đó có những vụ đặc biệt nghiêm trọng. Trong vụ tai nạn mới đây, chúng tôi có mặt tại hiện trường rất sớm, lội xuống vực cứu từng người bị nạn, phải thay phiên nhau cả tiếng đồng hộ mới đưa được hết nạn nhân lên đường.

Theo ghi nhận từ hiện trường, hầu hết các vụ tai nạn đều xảy ra vào đêm khuya, nhiều sương mù ảnh hưởng tầm nhìn mà lái xe đều là người tỉnh khác ít đi qua đoạn đường này. Đối với người dân khu vực đèo, huyện đã thực hiện tuyên truyền nhiều lần và ý thức của người dân đã được nâng lên rất cao, không chỉ chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ mà còn nhanh nhẹn tham gia ứng cứu nạn nhân trong các vụ tai nạn.

Ngày 17/6 vừa qua, Đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban ATGT quốc gia đã đến Kon Tum khảo sát hiện trường khu vực đèo Lò Xo để có đánh giá thực tế và tìm giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên đèo. Năm 2017, Tổng cục Đường bộ đã nâng cấp, xử lý và tổ chức giao thông khu vực đèo Lò Xo, hiện trên đường đã trang bị các gương cầu, mặt đường tốt hơn, tim đường có đinh phản quang và đã làm lại lan can… để ngăn ngừa phương tiện không may gặp tai nạn sẽ không rơi xuống đèo.

Tiếp đó, ngày 19/6, tỉnh Kon Tum đã ban hành văn bản về việc “đảm bảo an toàn giao thông đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đăk Glei”. Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, có phương án đầu tư, cải tạo một số đoạn đường đèo Lò Xo. Cụ thể, sửa chữa, cải tạo mặt đường, hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông qua 27km đèo, sửa chữa hệ thống thoát nước trên mặt đường đoạn qua thị trấn huyện Đăk Glei 2,8km.

Ông Nguyễn Văn Hòa Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum nhấn mạnh: Đường Hồ Chí Minh là trục đường huyết mạch nối liền Kon Tum với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Tuy nhiên, đoạn đường qua huyện Đăk Glei, nhất là đèo Lò Xo tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Trong 6 tháng đầu năm, đã xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 4 người chết 38 người bị thương. Vì vậy, việc nâng cấp, hoàn thiện hệ thống an toàn đèo Lò Xo là rất thiết.

Lê Kiên-Lê Hường

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.