Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

NASA xác nhận việc tàu Perseverance thu được mẫu vật đầu tiên trên sao Hỏa

PV - 16:27, 07/09/2021

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 6/9 xác nhận rằng tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance đã thành công trong việc thu thập mẫu đá đầu tiên cho các nhà khoa học để nghiên cứu xem khi nào một sứ mệnh trong tương lai có thể đưa mẫu đá này trở về Trái Đất.

Tàu thám hiểm Perseverance thu thập được mẫu đất đá trên Sao Hỏa để đưa trở lại Trái Đất phục vụ công tác nghiên cứu ngày 1/9/2021. Ảnh do NASA cung cấp: AFP/TTXVN
Tàu thám hiểm Perseverance thu thập được mẫu đất đá trên Sao Hỏa để đưa trở lại Trái Đất phục vụ công tác nghiên cứu ngày 1/9/2021. Ảnh do NASA cung cấp: AFP/TTXVN

Mẫu đá trên được thu thập vào ngày 1/9 vừa qua, tuy nhiên NASA lúc đầu đã không khẳng định chắc chắn về việc liệu tàu Perseverance bảo tồn được mẫu đá này hay không vì những hình ảnh ban đầu không rõ ràng do được chụp trong điều kiện ánh sáng kém.

Sau khi chụp một bức ảnh mới để các nhân viên điều khiển mặt đất có thể xác minh, tàu Perseverance đã chuyển ống đựng mẫu đá vào bên trong tàu để tiếp tục đo đạc và chụp ảnh, sau đó bịt kín ống đứng mẫu đá.

Hệ thống thu thập và dự trữ mẫu vật của tàu Perseverance là cơ chế phức tạp nhất từ trước tới này được đưa vào không gian với cấu tạo gồm hơn 3.000 bộ phận. Mục tiêu đầu tiên của hệ thống này là thu thập một mẫu đá có kích cỡ bằng một chiếc cặp có tên là "Rochette".

Để thập mẫu đá này, con tàu trên đã sử dụng một máy khoan và một mũi khoan rút lõi nằm ở phần cuối cánh tay robot dài 2m để lấy mẫu vật. Sau khi khoan rút lõi đá, tàu Perseverance sẽ làm rung mũi khoan và ống đựng mẫu vật trong vòng một giây, 5 lần riêng biệt. Hoạt động này làm sạch miệng ống đựng mẫu vật và làm cho mẫu vật trượt xuống ống.

Tàu Perseverance hạ cánh xuống đáy của một hồ cổ đại được gọi là miệng núi lửa Jezero hồi tháng 2 năm nay với nhiệm vụ tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống của các vi sinh vật cổ đại bằng cách sử dụng một bộ công cụ tinh vi được gắn cuối cánh tay robot.

Phần đầu tiên trong sứ mệnh khoa học của con tàu trên dự kiến sẽ được hoàn tất khi quay trở lại địa điểm hạ cánh. Đến lúc đó, con tàu sẽ đi được một quãng đường dài từ 2,5 đến 5km trên “Hành tinh Đỏ” và có thể đổ đầy mẫu vật vào 8 trong số 43 ống đựng mẫu vật./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.