Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nâng tầm hợp tác về lao động, đào tạo nghề giữa Việt Nam và Campuchia

PV - 14:05, 05/04/2023

Sáng 5/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Bộ trưởng Bộ Lao động và Đào tạo nghề Vương quốc Campuchia Ith Samheng.

Nâng tầm hợp tác về lao động, đào tạo nghề giữa Việt Nam và Campuchia - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Lao động và Đào tạo nghề Vương quốc Campuchia Ith Samheng - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao kết quả hợp tác trong lĩnh vực lao động, đào tạo nghề giữa hai nước thời gian qua.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Việt Nam và Bộ Lao động và Đào tạo nghề Vương quốc Campuchia đã phối hợp hiệu quả, chặt chẽ để triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lao động giữa hai bộ giai đoạn 2017-2022; nâng cao hiệu quả quản lý lao động Campuchia tại Việt Nam và lao động Việt Nam tại Campuchia, bao gồm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của lao động hai nước; thúc đẩy các hoạt động hợp tác về giáo dục nghề nghiệp;…

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, hợp tác về phát triển nhân lực, đào tạo nghề là một trong những phương thức hiệu quả để tiếp tục vun đắp, gìn giữ những giá trị quý báu của mối quan hệ hữu nghị hết sức đặc biệt, gắn bó giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Cảm ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Ith Samheng cho biết Hội nghị Bộ trưởng Lao động Việt Nam-Campuchia đã đạt kết quả tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực lao động và đào tạo nghề. Hai bộ đã ký kết Biên bảo ghi nhớ về Hợp tác lao động giai đoạn 2022-2027 và kế hoạch hành động. Hai Bộ trưởng cũng thống nhất tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triền nguồn nhân lực, phòng, chống buôn bán người, lao động cưỡng bức…

Nâng tầm hợp tác về lao động, đào tạo nghề giữa Việt Nam và Campuchia - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng gợi mở một số hình thức hợp tác, liên kết trao đổi trong đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực giữa cơ sở giáo dục hai nước Việt Nam, Campuchia - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bộ trưởng Ith Samheng cho biết, trong chuyến công tác tại Việt Nam, ông sẽ thăm, làm việc với một số cơ sở đào tạo nghề đang có chương trình hợp tác đào tạo cho sinh viên, học viên người Campuchia.

"Nhiều lưu học sinh, sinh viên Campuchia sau khi hoàn thành chương trình học tập tại Việt Nam đã phát huy rất tốt những kiến thức đã học được vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở Campuchia, cũng như đóng góp tích cực vào mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước", Bộ trưởng Ith Samheng chia sẻ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tin tưởng sự hợp tác Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ Lao động và Đào tạo nghề Vương quốc Campuchia sẽ tiếp tục được nâng tầm, gắn bó chặt chẽ hơn, đáp ứng mong đợi và tiềm năng hợp tác giữa hai bên, nhất là trong nâng cao kỹ năng cho người lao động, trao đổi và chia sẻ về luật pháp, chính sách và các chương trình giáo dục nghề nghiệp, quản lý thị trường lao động, việc làm, lao động di cư…

Phó Thủ tướng cũng gợi mở một số hình thức hợp tác, liên kết trao đổi trong đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực giữa cơ sở giáo dục hai nước, không chỉ cải thiện, nâng cao kỹ năng cho người lao động theo hướng liên thông, "học tập suốt đời", mà còn tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau về văn hoá của mỗi nước, góp phần đưa quan hệ Việt Nam-Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực và lên tầm cao mới.


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.