Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho đồng bào DTTS tỉnh Cao Bằng

Khánh Thư - 10:14, 06/11/2024

Sáng 6/11, Ủy ban Dân tộc phối hợp với tỉnh Cao Bằng tổ chức Lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho đồng bào DTTS. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự và phát biểu chỉ đạo.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự và phát biểu khai mạc lớp tập huấn
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự và phát biểu khai mạc Lớp tập huấn

Lớp tập huấn do Vụ Tổng hợp - Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng tổ chức. Tham gia Lớp tập huấn có gần 100 học viên, là cán bộ làm công tác dân tộc ở các địa phương và trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà cho biết, trong quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi trọng. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta nói chung và ở vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực.

Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và Nhân dân được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

“Tuy nhiên, môi trường nước ta nói chung và môi trường vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở một số đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của các chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong một số trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, các thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu gây áp lực lớn lên tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức gay gắt”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà nhấn mạnh.

Tham gia lớp tập huấn có gần 100 học viên là cán bộ làm công tác dân tộc ở các địa phương và trưởng bản, Người có uy tín trog đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Tham gia Lớp tập huấn có gần 100 học viên là cán bộ làm công tác dân tộc ở các địa phương và trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động; sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong toàn dân nói chung và vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng.

Thực hiện Chương trình công tác năm 2024, Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng tổ chức Lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Với mục tiêu tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; gắn công tác bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng đồng bào DTTS; góp phần động viên, tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các gương điển hình về bảo vệ môi trường để nâng cao chất lượng, cảnh quan môi trường vùng đồng bào DTTS và giáo dục để đồng bào DTTS có ý thức, kiến thức sống thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh khắc phục, loại bỏ các tập tục, thói quen xấu ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên. 

Đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường như xả rác bừa bãi, chặt phá rừng, triệt hạ cây xanh, xả thải ra môi trường…

“Để Lớp tập huấn đạt hiệu quả cao, chất lượng, thiết thực, tôi đề nghị các học viên chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ những kiến thức mà giảng viên, báo cáo viên truyền đạt, đồng thời vận dụng những kiến thức vào gia đình và tuyên truyền, vận động bà con, anh em, họ hàng, cùng tham gia thực hiện; các giảng viên, báo cáo viên dành thời gian thích hợp để trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, kiến thức sống thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên… nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, xây dựng nông thôn mới xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững…”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đề nghị.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.