Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nâng cao nhận thức, tin tưởng, ủng hộ tuyệt đối công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước

Hà Anh - 18:56, 05/06/2024

Thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) và kết luận Phiên họp thứ 25, ngày 1/2/2024 của Ban Chỉ đạo, từ đầu năm 2024 đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên phạm vi cả nước tiếp tục được đẩy mạnh với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Qua đó, được đông đảo Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch.

Các vụ đại án tham nhũng, tiêu cực được đưa ra xét xử làm nức lòng nhân dân cả nước.
Các vụ đại án tham nhũng, tiêu cực được đưa ra xét xử làm nức lòng nhân dân cả nước.

Mới đây, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp để thảo luận, cho ý kiến đối với kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ đầu năm 2024 đến nay. Theo đó, trong những tháng qua, các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 2.100 vụ, 4.211 bị can; truy tố 2.030 vụ, 4.042 bị can; xét xử sơ thẩm 1.686 vụ, 3.198 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ; trong đó đã khởi tố mới 285 vụ án, 646 bị can về tội tham nhũng.

Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 2 vụ án, 8 bị can; khởi tố thêm 135 bị can trong 7 vụ án; kết luận điều tra 3 vụ án, 318 bị can; kết luận điều tra bổ sung 2 vụ án, 10 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 2 vụ án, 304 bị can; xét xử sơ thẩm 5 vụ án, 140 bị cáo; xét xử phúc thẩm 2 vụ án, 9 bị cáo.

Đáng chú ý, cơ quan chức năng đã khởi tố, điều tra, kiên quyết xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, tiêu cực, phức tạp, xảy ra đã lâu, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, như: Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An; hoàn thành kết luận điều tra, ban hành cáo trạng truy tố vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm một số địa phương và vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC; hoàn thành xét xử sơ thẩm 2 vụ án trọng điểm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và Tập đoàn Tân Hoàng Minh…

Công tác thu hồi tài sản trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo tiếp tục được quan tâm. Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, giai đoạn thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 7.500 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay lên hơn 85 nghìn tỷ đồng…

Đây là một kết quả làm nức lòng Nhân dân cả nước!

Loại bỏ được sâu mọt trong bộ máy, tổ chức Đảng, chính quyền từ cơ sở tới Trung ương ngày càng trở nên vững mạnh. Những kẻ bị xét xử chính là những tấm gương nhãn tiền mang tính răn đe hiệu quả khiến những kẻ cơ hội không dám tham nhũng… Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước theo đó cũng nhận được sự đồng tình, tin tưởng ủng hộ tuyệt đối của Nhân dân.

Tuy nhiên, bất chấp thực tế những kết quả đáng mừng trong công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong những năm qua đã đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho đất nước, cho nhân dân, các thế lực, phần tử thù địch, phản động, cơ hội chính trị vẫn không ngừng công kích, xuyên tạc công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta bằng nhiều luận điệu thâm độc, nham hiểm. 

Chúng xuyên tạc mục tiêu và bản chất đấu tranh phòng, chống tham nhũng là cuộc “đấu đá nội bộ” nhằm “thanh trừng bè phái”, chỉ mang tính chất “phong trào”… Chúng ra sức phủ nhận những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Các đối tượng chống phá, tù địch cũng xuyên tạc, suy diễn nhằm dẫn dắt dư luận rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm mất “nguyên khí” quốc gia, làm “nhụt chí” sự sáng tạo, “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm và làm “chậm” sự phát triển của đất nước…

Tuy nhiên, từ lý luận cho đến thực tiễn, với những kết quả rõ nét trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong những năm qua đã chứng minh sự thật hoàn toàn ngược lại. Với sự quyết liệu, không khoan nhượng và không có vùng cấm trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước, những đảng viên suy thoái biến chất, những quan tham từ bé tới lớn liên quan đến hàng chục nghìn vụ án tham nhũng, tiêu cực… lần lượt bị lộ diện, đưa ra xét xử.

Loại bỏ được sâu mọt trong bộ máy, tổ chức Đảng, chính quyền từ cơ sở tới Trung ương ngày càng trở nên vững mạnh. Những kẻ bị xét xử chính là những tấm gương nhãn tiền mang tính răn đe hiệu quả khiến những kẻ cơ hội không dám tham nhũng… Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước theo đó cũng nhận được sự đồng tình, tin tưởng ủng hộ tuyệt đối của Nhân dân.

Điều này đã thể hiện rất rõ trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp sáng 20/5, trình bày báo cáo, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri và Nhân dân tin tưởng, ủng hộ và đánh giá rất cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhân dân đánh giá, công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, “nói đi đôi với làm”, thật sự không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; các cơ quan chức năng không chỉ xử lý kịp thời, nghiêm minh, có lý, có tình đối với người vi phạm mà còn thu hồi được nhiều tài sản cho Nhà nước...

Qua đó thấy rằng, cán bộ, Đảng viên và mỗi người dân cần tiếp tục nâng cao nhận thức về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; tin tưởng, ủng hộ tuyệt đối công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực… Đồng thời, có trách nhiệm phản bác các luận điệu suy diễn, xuyên tạc của các thế lực thù địch, liên quan đến việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực của nước ta.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận