Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại gạo với các đối tác châu Phi

PV - 07:05, 17/08/2022

Ngày 16/8, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm“Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại gạo với các đối tác châu Phi” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu khai mạc Tọa đàm 'Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại gạo với các đối tác châu Phi'. (Ảnh: Anh Sơn)
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu khai mạc Tọa đàm 'Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại gạo với các đối tác châu Phi'. (Ảnh: Anh Sơn)

Tọa đàm nhằm đánh giá thực trạng, cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu gạo sang châu Phi và trao đổi các phương hướng thúc đẩy thương mại gạo với châu lục trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh châu Phi đang đối diện với khủng hoảng lương thực trầm trọng.

Tọa đàm do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu chủ trì với sự tham dự của hơn 50 đại biểu là Đại sứ Việt Nam tại các nước châu Phi, Bỉ, Italy cùng đại diện các Bộ/ngành, Viện nghiên cứu, Hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn sang khu vực.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước châu Phi, thể hiện qua mức độ tin cậy chính trị cao và sự gắn kết ngày càng chặt chẽ về kinh tế.

Trong đó, hợp tác nông nghiệp Việt Nam - châu Phi được đánh giá là hình mẫu hợp tác Nam - Nam, đóng góp tích cực vào bảo đảm an ninh lương thực của châu lục. Châu Phi cũng là đối tác nông sản lớn của Việt Nam, đặc biệt đứng thứ 3 về thương mại gạo.

Các đại biểu đều đánh giá châu Phi còn rất giàu tiềm năng hợp tác nhờ quy mô dân số (trên 1,3 tỷ dân), nhu cầu nhập khẩu nông sản lớn do nhiều nước châu Phi chưa đủ khả năng tự túc lương thực.

Những tác động của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, bất ổn an ninh - chính trị… khiến nhu cầu bảo đảm an ninh lương thực được Chính phủ nhiều nước châu Phi đặt lên hàng đầu.

Theo các diễn giả, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác nông nghiệp nói chung, thương mại gạo nói riêng với châu Phi nhờ thành tựu ấn tượng trong phát triển nông nghiệp, chất lượng của nông sản Việt Nam, sự năng động của mạng lưới các doanh nghiệp, vai trò kết nối, hỗ trợ hiệu quả của các cơ quan nhà nước cũng như uy tín quốc tế nhờ kinh nghiệm hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành công tại châu Phi...

Trên thực tế, thời gian qua, nhiều nước châu Phi đều coi thúc đẩy hợp tác nông nghiệp và thương mại gạo là trọng tâm trong hợp tác với Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tăng cường hợp tác với châu Phi cũng đối diện với những khó khăn, thách thức. Về chủ quan, các doanh nghiệp vẫn còn tâm lý e ngại, chưa chủ động nghiên cứu, tìm hiểu thực tế thị trường, giá gạo cao hơn so với các nước khác…

Toàn cảnh Tọa đàm đầu cầu Bộ Ngoại giao và bằng hình thức trực tuyến. (Ảnh: Anh Sơn)
Toàn cảnh Tọa đàm đầu cầu Bộ Ngoại giao và bằng hình thức trực tuyến. (Ảnh: Anh Sơn)

Về khách quan, khác biệt văn hoá, khó khăn kinh tế ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của một số nước châu Phi, quy định pháp luật của các nước sở tại thiếu ổn định, chính sách bảo hộ, chi phí vận chuyển cao, phương thức thanh toán nhiều rủi ro, cạnh tranh của các nước xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ, Thái Lan… là những yếu tố tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực.

Từ thực trạng trên, đại diện của các Bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp đã đề xuất một số phương hướng, giải pháp như hoàn thiện chuỗi giá trị xuất khẩu gạo, xây dựng và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư xuất khẩu gạo tại chỗ, phát huy mạnh mẽ vai trò của các Bộ, ngành trong tháo gỡ khó khăn về thu mua, lưu thông, vận chuyển…

Các đại biểu cũng đề xuất nghiên cứu và tận dụng các cơ hội hợp tác ba/bốn bên với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các đối tác phát triển lớn như Liên minh châu Âu (EU), FAO, WFP, IFC… ; mở rộng mạng lưới hợp tác và thiết lập đại lý với các ngân hàng thương mại uy tín tại khu vực; củng cố thị phần tại các thị trường quan trọng như Ghana, Bờ Biển Ngà, Mozambique…

Đồng thời thâm nhập các thị trường còn nhiều dư địa như Tanzania, Nam Phi; tăng cường trao đổi thông tin giữa các Đại sứ quán và Thương vụ với cơ quan, doanh nghiệp trong nước…

Về phía Bộ Ngoại giao, phát huy vai trò ngoại giao phục vụ phát triển, Bộ Ngoại giao cùng mạng lưới các cơ quan đại diện tại nước ngoài sẽ tiếp tục sát cánh đồng hành, hỗ trợ các Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp… trong hoạt động kinh doanh và hợp tác quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.