Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Năm Tỵ mạn đàm về Xà quyền

PV - 11:21, 01/02/2025

Trong tinh hoa võ học Việt Nam có 8 bài quyền nổi tiếng là Long quyền, Hổ quyền, Phụng quyền, Kê quyền, Xà quyền, Hạc quyền, Hầu quyền và Nhạn quyền. Xà quyền không chỉ là một trong 8 bài quyền nổi tiếng mà còn là một trong Tứ hình quyền của võ cổ truyền Bình Định. Trong đó, các tính năng đặc dị của bài Xà quyền được đánh giá là bài võ độc đáo với những chiêu thức tuyệt diệu, có sức chiến đấu cao.

Thế võ Xà vương khai môn trong bài Xà quyền.
Thế võ Xà vương khai môn trong bài Xà quyền

Bài quyền độc đáo trong võ cổ truyền Bình Định

Võ cổ truyền Bình Định, một phần không thể thiếu trong di sản võ thuật Việt Nam, là cái nôi của võ học chân truyền lâu đời nhất trong lịch sử đất nước. Trải qua hàng thế kỷ, môn võ này đã phát triển và truyền bá qua các thời kỳ khác nhau. Xà quyền là một trong 8 bài quyền nổi tiếng và cũng là một trong Tứ hình quyền gồm Hổ quyền, Xà quyền, Hạc quyền và Hầu quyền của võ cổ truyền Bình Định, do 6 võ tướng thời Tây Sơn đúc kết soạn thảo và chép vào quyển “Lục lăng bạo chúa”.

Xà quyền là một loại hình võ thuật cổ truyền được lấy cảm hứng từ loài rắn. Về tinh túy của bài Xà quyền được ghi chép là: “Thanh xã đảo mã, tả đạo trung phong. Cường long xuất hải/Tấn đã song khai. Ngọc trản ngân đài/Hắc ngưu khai giác. Hồi mã tướng quân/Chuyển thân nghịch cước”. Dịch nghĩa là: “Rắn xanh trả ngựa, theo gió quét hướng trái. Rồng giữ ra biển, tiến đánh hai lần. Chén ngọc đài hạc, trâu đen mở sừng. Ngựa về vị tướng, trở mình đá nghịch”.

Võ sư Nguyễn Thanh Vũ, Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Bình Định cho biết: Rắn là loài vật không có tay chân nên Xà quyền không tận dụng đòn đấm mà sử dụng ức bàn tay và đầu ngón tay. Xà quyền chú trọng nội lực để tung đòn hạ thủ vào yếu huyệt của đối phương. Kỹ thuật Xà quyền hoàn hảo, công thủ toàn diện, đòn công cũng là đòn thủ và ngược lại.

Cũng theo võ sư Nguyễn Thanh Vũ, Xà quyền luyện về cơ và gân. Phần lớn người học võ ở Bình Định đều phải luyện tập thành thục bài quyền này. Bài Xà quyền giúp cho người học võ luyện tập sự dẻo dai, bền bỉ, tâm tĩnh lặng. Các động tác trong bài Xà quyền rất khó, người học phải mất thời gian luyện tập từ một năm đến ba năm mới thể hiện được hồn cốt, khí chất của bài quyền. Tất cả các võ sinh luyện tập thành công được bài Xà quyền mới được xem là vượt qua thử thách trên hành trình luyện võ, học võ.

Các võ sinh miệt mài tập luyện bài Xà quyền tại Sân vận động tỉnh Bình Định để chuẩn bị biểu diễn trong đêm giao thừa đón chào Xuân Ất Tỵ 2025.
Các võ sinh miệt mài tập luyện bài Xà quyền tại Sân vận động tỉnh Bình Định để chuẩn bị biểu diễn trong đêm giao thừa đón chào Xuân Ất Tỵ 2025

Một thế võ rắn làm nên tên tuổi “huyền thoại” võ thuật Bình Định

Ngoài bài Xà quyền thì trong giới võ thuật Bình Định còn lưu truyền một chiêu thức liên quan đến loài rắn, đó là chiêu thức “Độc xà thám nguyệt” làm nên tên tuổi “huyền thoại” võ thuật Bình Định - cố võ sư Phan Thọ. Cho đến nay, những võ sư gạo cội và những người yêu võ không chỉ ở Bình Định vẫn truyền miệng những giai thoại về 3 lần hạ gục các võ sĩ người Hàn của cố võ sư Phan Thọ.

Theo võ sư Phan Minh Hải, Chưởng môn đời thứ 3 của võ đường Phan Thọ, chiêu “Độc xà thám nguyệt”, nghĩa là con rắn thăm dò khuôn trăng. Chiêu thức cúi hụp người xuống để né đòn của đối phương, sau đó húc vào hạ bộ quật ngã đối phương tuyệt đối. Chiêu thức này, ông tôi đã dày công khổ luyện từ thời trai trẻ.

Tuyệt chiêu “Độc xà thám nguyệt” chia làm 3 bộ: Trung, Thượng, Hạ. Bộ Thượng đánh từ chấn thủy trở lên, bộ Trung - từ chấn thủy xuống đan điền, bộ Hạ - từ đan điền trở xuống. Nét độc đáo trong chiêu thức này là đòn quyết định nhanh, mạnh, dứt khoát, trong đó yếu tố lấy nhu thắng cương làm tiền đề.

Cố võ sư Phan Thọ lúc sinh thời
Cố võ sư Phan Thọ lúc sinh thời

Để làm được điều này, đôi mắt phải cực tinh và bình tĩnh quan sát ưu nhược điểm của đối phương. Từ công sang thủ, thủ sang công hoàn toàn linh hoạt theo cách đối phương ra đòn.

Môn phái nào cũng có những thế võ, bài võ bí truyền mang lại sự tồn tại cho võ đường và luôn chỉ được truyền dạy cho con em trong dòng họ, hoặc các đệ tử ruột. Tuy nhiên, với Võ đường Phan Thọ thì không như thế. “Các thế võ mà ông truyền dạy cho tôi không chỉ có con em trong gia tộc Phan Thọ mới được học. Ông dặn có thể truyền dạy cho bất kể người nào hội tụ tròn Đức - trọn Tài”, võ sư Phan Minh Hải chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...