Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Năm học mới trên những bản làng

PV - 23:59, 05/09/2019

Hơn 22 triệu học sinh mầm non, phổ thông trên cả nước đã bước vào năm học mới 2019-2020 trong niềm hân hoan, phấn khởi. Cùng với ngành Giáo dục cả nước, nhiều địa phương ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, vùng bị bão lũ, thiên tai đã khắc phục khó khăn để đón năm học mới với quyết tâm, niềm tin mới.

Sửa sang trường lớp, trang trí khuôn viên, bảo đảm an toàn cho học sinh… là những hoạt động được nhiều địa phương trong cả nước, nhất là những vùng khó khăn triển khai thực hiện để Lễ khai giảng diễn ra ý nghĩa, với mong muốn đạt được nhiều thành công trong năm học mới.

Trong Lễ khai giảng năm học mới sáng 5/9, tại điểm trường Tăk Pổ, thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập và Trường Mầm non Phong Lan, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, các em học sinh DTTS đến trường với quần áo mới, giày dép mới và cờ hoa rực rỡ trên tay. Điểm trường có 34 em học sinh là con em đồng bào Ca-dong (một nhánh của dân tộc Xơ-đăng), đời sống còn rất nhiều khó khăn nhưng chính quyền và người dân cũng đã chuẩn bị cho các em đến trường trong ngày khai giảng rất tươm tất.

Lễ Khai giảng năm học mới tại trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc. Ảnh: Khải Nguyễn. Lễ Khai giảng năm học mới tại trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc. Ảnh: Khải Nguyễn.

Năm học này, tỉnh Kon Tum có 157.900 học sinh, tăng khoảng 3.000 học sinh so với năm trước. Trong đó, học sinh DTTS là hơn 90.000 em. Tỉnh đã đưa vào sử dụng 3 trường học mới, đầu tư xây mới 128 phòng học, xóa được 36 phòng học tạm…để các em bước vào năm học mới với điều kiện học tập tốt nhất. Tại Tu Mơ Rông, một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Kon Tum, ngành Giáo dục cùng các xã, các trường vận động Nhân dân chuẩn bị cơ sở vật chất để đầu tư sửa chữa 6 phòng học, làm mới 66 công trình vệ sinh và 52 công trình nước sinh hoạt cho các điểm trường trên địa bàn… để đón các em học sinh vào năm học mới.

Tại Sơn La, hơn 360.000 học sinh trong toàn tỉnh bước vào Lễ khai giảng năm học mới đúng ngày 5/9. Năm học này, toàn tỉnh có hơn 12.600 phòng học, trong đó có trên 8.000 phòng kiên cố. Nhiều trường đầu tư phòng vi tính, phòng thực hành, thư viện... phục vụ tốt việc dạy và học. Việc chăm lo cho 50 nghìn học sinh bán trú ở Sơn La cũng được quan tâm. Tại 182 trường tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh bán trú, hơn 1.800 phòng ở bán trú, trên 200 nhà bếp, gần 500 nhà vệ sinh, trên 240 công trình nước sinh hoạt và giếng nước phục vụ cho sinh hoạt, nấu ăn bán trú đã được chuẩn bị chu đáo nhằm phục vụ tốt nhất cho các em.

Bên cạnh niềm vui đến trường trong ngày khai giảng năm học mới của học sinh DTTS thì tại nhiều địa phương bị thiệt hại nặng nề sau các đợt mưa lũ, ngập lụt vừa qua vẫn còn nhiều khó khăn trên con đường đến trường. Các địa phương cũng đã nỗ lực khắc phục khó khăn để đón năm học mới. Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, do diễn biến mưa lũ phức tạp nên toàn tỉnh chỉ có 234/407 trường học tổ chức Lễ khai giảng năm học mới. Tại Hà Tĩnh, Nghệ An… thì một số trường ở các huyện miền núi cũng đã hoãn tổ chức khai giảng năm học mới.

năm học mới Nhiều học sinh vùng DTTS không thể đến trường dự Lễ khai giảng do mưa Ảnh: Quỳnh Trâm

Tại Thanh Hóa, vì đường sá đi lại khó khăn, xa xôi và hiểm trở, hàng nghìn học sinh ở vùng sâu, vùng xa của huyện Mường Lát không thể đến trường dự Lễ khai giảng. Sáng 5/9, ghi nhận của phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển tại điểm trường Tiểu học Tây Tiến, bản Xi Lô, xã Mường Lý, một điểm vùng sâu, vùng xa của huyện, thầy trò rộn ràng tổ chức Lễ khai giảng. Tuy nhiên, có sự thiếu vắng nhiều học sinh từ các điểm lẻ bởi đường sá bị chia cắt sau mưa lũ vẫn còn nhiều khó khăn chưa thể đi lại được.

Thầy Lê Xuân Viên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sau đợt mưa lũ, đường sá đi lại rất khó khăn cho cả học sinh và giáo viên. Dù điều kiện còn nhiều thiếu thốn, nhà trường vẫn đảm bảo chuẩn bị cho ngày khai trường đúng hẹn. “Chỉ có các em học sinh ở điểm trường chính dự Lễ khai giảng, còn các em ở xa thì nhà trường không khuyến khích các em đến dự khai giảng vì gây khó khăn cho cả phụ huynh và học sinh. Sau ngày khai giảng, các thầy cô sẽ vào các điểm lẻ để tổ chức lớp học”, thầy Viên chia sẻ.

Năm học mới 2019-2020 này, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2020; khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về giáo dục–đào tạo mà xã hội quan tâm. Hy vọng, một năm học mới với nhiều thành công, đổi mới trong sự nghiệp giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục vùng DTTS, miền núi nói riêng.

THANH HUYỀN - QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.