Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nậm Cần tập trung hỗ trợ đồng bào trồng rừng thay thế

PV - 15:09, 30/07/2018

Nậm Cần là một trong những xã được quy hoạch phát triển trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện Tân Uyên (Lai Châu). Trong những năm qua, xã Nậm Cần đã tập trung vận động nhân dân chuyển đổi những nương, đồi kém hiệu quả sang trồng quế và sơn tra, nhờ đó, diện tích trồng rừng của xã không những đem lại hiệu quả về kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Là một trong những hộ tiên phong trồng rừng thay thế của bản Hua Cần (xã Nậm Cần), hiện, gia đình anh Lò Văn Lếnh có trên 3ha rừng quế.

Được sự hướng dẫn của xã và ngành chuyên môn của huyện, vào thời điểm tháng 5 hàng năm, gia đình anh Lếnh và nhiều hộ khác trong bản tập trung phát dọn làm cỏ, tổ chức bón phân để cây quế sinh trưởng và phát triển mạnh. Với diện tích quế hiện tại đã mang lại cho gia đình anh Lếnh hy vọng làm giàu từ trồng rừng.

Hướng dẫn người dân chăm sóc rừng. Hướng dẫn người dân chăm sóc rừng.

Anh Lò Văn Lếnh chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi quanh năm chỉ trông chờ vào diện tích lúa nương với năng suất thấp. Từ khi chuyển đổi sang trồng rừng, cuộc sống gia đình tôi được cải thiện nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước về giống, kỹ thuật và nguồn tiền từ dịch vụ chi trả môi trường rừng mang lại, giúp gia đình cũng như các hộ dân trong vùng yên tâm chăm sóc rừng”.

Thực hiện chủ trương phát triển rừng trồng thay thế từ năm 2015 đến nay, xã Nậm Cần, huyện Tân Uyên đã phát triển được trên 600ha cây quế và sơn tra; riêng cây quế là trên 550ha. Diện tích rừng trồng thay thế tập trung tại các bản: Nà Phát, Hua Puông, Hua Cần, Phiêng Há và Bằng Mai.

Theo thống kê của xã Nậm Cần, tỷ lệ sống của diện tích rừng trồng đạt trên 80%. Để đảm bảo diện tích rừng trồng phát triển tốt, hàng năm xã Nậm Cần đã tập trung vận động nhân dân thực hiện phát dọn làm cỏ, bón phân cho diện tích cây trồng theo đúng quy trình. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt người dân chủ động hơn trong khâu chăm sóc cây trồng.

Trồng rừng thay thế vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Trồng rừng thay thế vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Hữu Thức, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Cần, để những cánh rừng ngày càng thêm xanh, chính quyền địa phương luôn quan tâm, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện trồng rừng, làm tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Đồng thời, chính quyền xã đã ưu tiên dành một phần ngân sách địa phương đầu tư cho công tác trồng rừng, triển khai trồng nhiều loại cây đem lại lợi ích kinh tế cao như cây quế, sơn tra, mắc ca; vừa đảm bảo độ che phủ, vừa tăng thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó, chính quyền xã còn cử cán bộ chuyên môn phối hợp với người dân hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; tổ chức ký cam kết phòng cháy, chữa cháy rừng đến từng hộ dân; từ đó tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế từ rừng một cách bền vững.

“Nhờ trồng rừng mới, đồng bào dân tộc dần hình thành ý thức chăm sóc, bảo vệ để rừng trồng ngày càng phát triển, tạo bước đột phá, thay đổi tập quán canh tác truyền thống kém hiệu quả, sang phương thức sản xuất mới là thâm canh tăng năng suất từ trồng rừng”, ông Nguyễn Hữu Thức cho biết.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.