Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Mười chín tháng Tám” và những ca khúc cách mạng được viết 'thần tốc'

PV - 11:27, 18/08/2021

Mỗi ca khúc được tạo nên từ sự xuất thần giữa những thời khắc lịch sử, cùng với những tình cảm, sự thai nghén và trải nghiệm được hun đúc của những người từng sống trong thời kỳ đạn bom.

Sáng 19/8/1945, người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo về quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội, dự lễ mít tinh hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh tư liệu TTXVN)
Sáng 19/8/1945, người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo về quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội, dự lễ mít tinh hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Trong thời kháng chiến, nhiều ca khúc cách mạng bất hủ đã ra đời một cách vô cùng nhanh chóng để kịp thời chuyển tải được những cảm xúc sục sôi trong lòng mỗi người dân. Đó là “Mười chín tháng Tám” viết ngay trong một buổi sáng, “Qua miền Tây Bắc,” “Chiến thắng Điện Biên” đều được sáng tác ngay trong đêm, hay “Tiến bước dưới quân kỳ” hoàn thiện trong hai ngày...

Nhờ có những rung động sâu sắc, ý tưởng và cảm xúc được hun đúc từ lâu, những người nghệ sỹ sống trong thời lửa đạn như các nhạc sỹ Xuân Oanh, Doãn Nho, Nguyễn Thành, Đỗ Nhuận... đã viết nên những ca khúc bất hủ ấy.

Cho đến tận hôm nay và chắc chắn cả những ngày sau này, mỗi khi bài hát “Mười chín tháng Tám” của cố nhạc sỹ Xuân Oanh vang lên dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám đều khiến người người nghe không khỏi xúc động và rưng rưng nhớ về những ngày tháng hào hùng của dân tộc. Đây là ca khúc được viết ngay khi nhạc sỹ - bấy giờ là một chàng thanh niên trẻ - cùng đoàn người từ các cửa ô đổ về quảng trường Nhà Hát Lớn, tham gia cuộc tổng khởi nghĩa dành lại chính quyền ngày 19/8/1945.

“Âm hưởng gợi nhiều rung động mạnh mẽ, giúp tôi cảm nhận chân thực không khí đông đúc, đồng lòng quyết tâm của nhân dân trong ngày 19/8 hôm ấy,” Đại tá-nhạc sỹ Doãn Nho nhận xét.

Mùa Thu năm ấy, Đại tá-nhạc sỹ Doãn Nho mới 12 tuổi. Dù không có mặt tại quảng trường mà chỉ được nghe kể lại từ anh trai mình – bấy giờ thuộc đoàn người náo nức kéo về trung tâm, song ông vẫn cảm thấy bồi hồi, cảm nhận bài hát một cách sâu sắc và đi dạy lại cho các bạn, các em cùng trang lứa...

Nhạc sỹ Doãn Nho chụp ảnh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Thể thao văn hóa)
Nhạc sỹ Doãn Nho chụp ảnh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: Thể thao văn hóa)

Bản thân nhạc sỹ Doãn Nho cũng có tác phẩm “Tiến bước dưới quân kỳ” (1958) – ca khúc quen thuộc được dùng trong các nghi lễ quốc gia, các lễ diễu hành – chỉ viết trong hai ngày. Khi đó, ông nhận nhiệm vụ viết một ca khúc cho Đoàn ca múa Tổng cục chính trị lên biểu diễn phục vụ bà con ở nông trường Điện Biên, bốn năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đứng trên đồi A1, bên cạnh là hai mộ liệt sỹ vô danh và tàn tích của một chiếc xe tăng, nhạc sỹ Doãn Nho sáng tác bài hát này. “Tiến bước dưới quân kỳ” ra đời trong nỗi tiếc thương, cảm động sâu sắc khi nghĩ đến những người bạn cũ đã hy sinh trong trận Điện Biên Phủ.

Hay như nhạc sỹ Nguyễn Thành với “Qua miền Tây Bắc” – ca khúc được viết ngay trong đêm sau chuyến hành quân lên Tây Bắc, trước khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông từng chia sẻ rằng “Qua miền Tây Bắc” được hun đúc nhờ tình yêu với miền cực Tây Tổ quốc, được truyền từ nhà thơ Quang Dũng (nổi tiếng với bài “Tây Tiến” trong chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông) trong quá trình công tác tại biên giới Việt-Lào năm 1947…

Thức trắng đêm 7/5/1954, nhạc sỹ Đỗ Nhuận viết xong “Chiến thắng Điện Biên.” Trước đó nhiều ngày, nhiều tháng, trong đầu ông đã hun đúc, xây dựng hình ảnh tương lai ngày Tây Bắc tưng bừng vì được giải phóng. Nhờ thế, nhạc sỹ vẽ nên những hình ảnh lính Pháp đầu hàng, quân, dân Tây Bắc hò reo đầy xúc động như trong từng lời ca...

“Trời ơi, phải viết kịp thời khi không khí đang hừng hực như thế chứ! Yếu tố kịp thời đã là quan trọng rồi, chính sự xúc động lớn, thôi thúc là điều khiến nhạc sỹ chúng tôi phải viết ngay,” nhạc sỹ Doãn Nho thốt lên khi nói về những phút xuất thuần này. “Chỉ mong sao những thế hệ trẻ tiếp nối, giữ vững được tinh thần tự hào với lịch sử của đất nước, nỗ lực của cha ông qua những ca khúc này,” nhạc sỹ chia sẻ.

Dù cảm xúc xuất thần, viết bài hát nhanh thì thời nào cũng có, song không thể phủ nhận khả năng khơi gợi tinh thần hào hùng, mạnh mẽ và đồng lòng ở mọi thời điểm của các nghệ sỹ đã khiến những thời khắc lịch sử sống mãi trong âm nhạc và trong lòng mỗi người. Nhờ thế, dù nghe ở thời điểm nào, thế hệ lớn tuổi hay trẻ tuổi thì những ca khúc cách mạng ấy vẫn cứ hừng hực và đầy tinh thần sục sôi như những ngày cách mạng không thể nào quên trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam khi nhớ về một thời kháng chiến muôn vàn gian khổ nhưng cũng đầy tự hào của lớp cha anh./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.