Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mục tiêu đến năm 2025 tạo ra việc làm cho ít nhất 27.000 hộ DTTS

Kim Anh - 19:18, 05/08/2022

Đó là ý kiến phát biểu của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Lê Sơn Hải tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động dự án “Chúng tôi có thể”, diễn ra ngày 5/8, tại Hà Nội.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải phát biểu khai mạc Hội thảo
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải phát biểu khai mạc Hội thảo

Thúc đẩy phát triển kinh tế, hỗ trợ phụ nữ DTTS

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải cho biết: Dự án “Chúng tôi có thể” khẳng định vai trò của phụ nữ trong giáo dục, có những đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ cộng đồng vươn lên thoát khỏi khó khăn. Lao động nữ DTTS nước ta hiện có trên 4,7 triệu người, chiếm khoảng 50,4% quy mô lực lượng lao động DTTS. Tuy chiếm hơn một nửa lực lượng lao động, nhưng phụ nữ DTTS hiện đang gặp nhiều khó khăn trong lao động, việc làm.

Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải, trong cộng đồng người DTTS, phụ nữ và trẻ em gái thường là những đối tượng thiệt thòi hơn về khả năng tiếp cận các cơ hội, các nguồn lực do các chuẩn mực xã hội áp đặt vị trí thấp kém hơn cho họ, giới hạn họ ở các hoạt động sinh con và sản xuất hộ gia đình. Do vậy, cần tăng cường cơ hội cho các nhóm nữ DTTS được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách, dịch vụ và nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế và thị trường lao động, nhằm cải thiện việc làm và địa vị kinh tế của họ

“Một trong những mục tiêu hướng đến năm 2025 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG) là: Tạo ra việc làm cho ít nhất 27 nghìn hộ DTTS thông qua việc hỗ trợ, phát triển 1.864 mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp ở khu vực các xã khu vực III, khu vực II vùng đồng bào DTTS và miền núi do người DTTS làm chủ, hoặc có ít nhất 50% lao động là người DTTS (phấn đấu ít nhất có 50% các mô hình do nữ giới làm chủ, hoặc có từ 50% số lao động là nữ giới trở lên)”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải nhấn mạnh.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết: Thông qua Dự án, hơn 120 phụ nữ, nữ thanh niên DTTS đã học tập kinh nghiệm từ các hợp tác xã (HTX) tại địa phương, được nâng cao năng lực để cải thiện thu nhập và sinh kế. Một hệ thống hỗ trợ được thiết lập với sự tham gia của chính quyền địa phương, các đơn vị đào tạo, các HTX và doanh nghiệp đồng hành.

“Các kinh nghiệm thu được trong quá trình triển khai các hoạt động Dự án “Chúng tôi Có thể”, cũng như báo cáo nghiên cứu khoảng trống chính sách và tuyển tập các câu chuyện về tầm quan trọng của giáo dục, sẽ đóng góp cho việc thực hiện Chương trình MTQG”, ông Christian Manhart cho biết.

Các đại biểu chia sẻ tại tọa đàm
Các đại biểu chia sẻ tại tọa đàm

Tăng cường giáo dục hướng nghiệp gắn kết thị trường lao động

Tại buổi hội thảo, các đại biểu là phụ nữ người DTTS đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình thí điểm hỗ trợ nâng cao thu nhập và sinh kế cho phụ nữ và nữ thanh niên DTTS ở 5 huyện, là Bắc Mê, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Quang Bình và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang.

“Tôi là một trong số những phụ nữ rất may mắn được tham gia dự án. Tôi được hỗ trợ thành lập tổ phụ nữ hợp tác để cùng nhau trồng rau má với quy mô lớn làm nguồn nguyên liệu cho HTX. Thông qua dự án, tôi đã được các chị ban lãnh đạo HTX chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp của bản thân, từ đấy tôi cảm thấy tự tin hơn và hình thành thêm được những ý tưởng khởi nghiệp trong thời gian tới”, chị Nguyễn Thị Ẩn, một phụ nữ dân tộc Tày tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, chia sẻ.

Các đại biểu chia sẻ tại tọa đàm
Các đại biểu chia sẻ tại tọa đàm

Cũng tại Hội thảo, đại diện các cơ quan UBDT, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; một số bộ, ngành cũng đã có những chia sẻ về dự án “Chúng tôi có thể” và việc triển khai những chính sách trong thời gian tới.

Bà Phạm Thị Sao Băng - Chuyên viên chính, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Trong thời gian tới Bộ sẽ phối hợp với các ban ngành thực hiện tốt việc gắn kết doanh nghiệp với các trường học, xây dựng chính sách bảo đảm giáo dục vùng DTTS, tạo việc làm cho con em đồng bào DTTS.

Cùng trao đổi, bà Nguyễn Thị Nga - Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG của UBDT cho biết, chương trình MTQG tổng thế gồm 10 dự án thành phần, trong đó có hỗ trợ mô hình khởi nghiệp kinh doanh vùng DTTS tại các trường học. Vì vậy, trong thời gian tới, những mô hình học tập hay có thể được chia sẻ, triển khai, nhân rộng ở các địa phương thông qua Chương trình MTQG. Đây là cơ hội để các địa phương thay đổi và phát triển hơn.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Dự án “Chúng tôi có thể - Hướng tới Mức sống và Giáo dục tốt hơn” khởi động năm 2019 với sự hỗ trợ tài chính của tập đoàn CJ của Hàn Quốc, đồng triển khai bởi Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UNESCO, tại 3 tỉnh: Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng.

5 hoạt động chính do dự án triển khai: (1) Nghiên cứu khoảng trống chính sách và rào cản đối với giáo dục, đào tạo, việc làm cho trẻ em gái và phụ nữ DTTS; (2) Thu thập những câu chuyện thể hiện vai trò, tác động tích cực của giáo dục, đào tạo đối với trẻ em gái và phụ nữ DTTS; (3) Kết nối các doanh nghiệp và hiệp hội, tổ chức tham quan học tập các mô hình kinh doanh thành công do phụ nữ DTTS làm chủ (thí điểm tại tỉnh Hà Giang); (4) Tổ chức đào tạo cho phụ nữ DTTS nhằm hỗ trợ nâng cao kiến thức và kỹ năng về tạo thu nhập và việc làm (thí điểm tại tỉnh Hà Giang); (5) Hội thảo thúc đẩy hợp tác, kết nối hệ sinh thái hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ và thanh niên DTTS tỉnh Hà Giang.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.