Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mùa Xuân rộn ràng lễ hội vùng cao

Ngọc Ánh (tổng hợp) - 15:42, 11/03/2025

Mùa Xuân, với không khí mát mẻ và vẻ đẹp của thiên nhiên, là thời điểm lý tưởng để các lễ hội truyền thống của đồng bào các DTTS diễn ra.

Thiếu nữ dân tộc Mường tại Lễ Khai hạ dân tộc Mường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Thiếu nữ dân tộc Mường tại Lễ Khai Hạ dân tộc Mường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Đây là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, mùa màng tươi tốt và sức khỏe dồi dào. Những lễ hội này không chỉ là dịp để giao lưu, kết nối cộng đồng mà còn là nơi gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của từng dân tộc.

Nghi thức nhảy lửa trong Lễ hội Pút Tồng (Tết Nhảy) của người Dao ở Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Ảnh Minh Hải
Nghi thức nhảy lửa trong Lễ hội Pút Tồng (Tết Nhảy) của người Dao ở Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Ảnh Minh Hải

Giã bánh giầy trong Lễ hội Gầu Tào ở Yên Bái
Giã bánh giầy trong Lễ hội Gầu Tào ở Yên Bái

Một trong những lễ hội nổi bật trong tháng Giêng là Lễ Khai Hạ của người Mường Hòa Bình; Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái…; Lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc Tày, Nùng vùng Đông Bắc; Lễ hội Tết Nhảy của người Dao; Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy, tỉnh Lào Cai; Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Khơ Mú, tỉnh Sơn La; Lễ hội Cúng Rừng của người Pà Thẻn ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang hay Lễ hội Gạ Ma Thú của người Hà Nhì ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên...

Vũ điệu múa trong Lễ hội Gầu Tào
Vũ điệu múa trong Lễ hội Gầu Tào
Nghi thức rước lễ trong Lễ hội Lồng tồng của người Tày, Nùng ở Thái Nguyên
Nghi thức rước lễ trong Lễ hội Lồng tồng của người Tày, Nùng ở Thái Nguyên

Đây là thời điểm mà các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống như múa sạp, múa lửa, chơi kéo co hay những trò chơi dân gian được tổ chức sôi nổi, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Mỗi dân tộc có những nét riêng biệt, nhưng tất cả đều gắn kết với tinh thần đoàn kết cộng đồng và tôn vinh sự biết ơn đối với thiên nhiên và tổ tiên.

 Điệu múa của người Khơ Mú trong lễ hội
Điệu múa của người Khơ Mú trong lễ hội

Những lễ hội truyền thống được tổ chức không chỉ là dịp để mọi người thể hiện tình yêu quê hương, đất nước mà còn là biểu tượng của sự trường tồn, bền vững của những giá trị văn hóa dân tộc qua bao thế hệ.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.