Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mùa tỏi buồn ở Lý Sơn

Thành Nhân - 07:45, 26/03/2022

Tỏi từng là loại cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Thế nhưng, vụ đông xuân này, sản lượng tỏi đạt thấp khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình phải bù lỗ chi phí sản xuất.


Vụ tỏi chính vụ cho thu hoạch vào tháng 2 âm lịch
Vụ tỏi chính vụ cho thu hoạch vào tháng 2 âm lịch

Theo người dân Lý Sơn, vụ tỏi chính vụ sẽ cho thu hoạch vào tháng 2 âm lịch hằng năm, và tỏi vụ này sẽ đạt năng suất cao nhất. Song năm nay, không hiểu vì lý do gì, năng suất lại giảm gần 70%. Đơn cử như chị Nguyễn Thị Thiệt ở huyện Lý Sơn trồng 2 sào tỏi. Sau gần 4 tháng chăm bón, chị Thiệt bắt đầu thu hoạch tỏi để bán trang trải chi phí đầu tư. Tuy nhiên, năng suất cây tỏi giảm mạnh khiến chị Thiệt lỗ nặng. 

“Đây là lần đầu tiên năng suất tỏi thấp như vậy. Lượng tỏi thu được năm nay, chỉ còn khoảng 30% so với các năm trước. Cả đám tỏi chỉ cho thu hoạch được khoảng 80 kg tỏi khô. Với giá tỏi hiện ở mức 100 nghìn đồng/kg, tôi thu về khoảng 8 triệu đồng. Số tiền này chỉ bằng một nửa so với chi phí đã đầu tư”, chị Thiệt than thở.

Trong khi đó, ông Đặng Văn Bốn cũng lắc đầu ngao ngán khi nói về vụ tỏi năm nay. Gắn bó với cây tỏi mấy chục năm qua, nhưng chưa năm nào, cây tỏi lại mất mùa như năm nay. Do thời tiết không thuận lợi nên công chăm bón, chi phí phân thuốc tăng cao hơn mọi năm. Thế nhưng, khi thu hoạch thì năng suất giảm mạnh, củ tỏi nhỏ. Trồng càng nhiều lỗ càng nặng. Chưa năm nào mất mùa như năm nay. Trồng một vụ tỏi suốt 4 tháng, chi phí phân bón, với công chăm sóc bỏ vào đó không biết bao nhiêu mà kể. Vậy mà thu hoạch xong bán hết cũng chẳng đủ trả nợ.

Ngay từ sáng sớm, chị Trương Thị Sang, thôn Trung Yên, xã An Hải, huyện Lý Sơn cùng các thành viên trong gia đình, ra đồng thu hoạch tỏi nhưng cũng chẳng vui vẻ gì. Chị Sang cho biết, so với các vụ tỏi trước, vụ tỏi năm này sản lượng chỉ bằng khoảng 60%. Nguyên nhân là do nắng nóng kéo dài, sâu bệnh, nguồn nước tưới lại không đảm bảo.

Theo báo cáo của UBND huyện Lý Sơn, toàn huyện có khoảng 320 ha đất trồng tỏi. Tỏi Lý Sơn được trồng trên nham thạch núi lửa phong hóa và cát trắng. Với thổ nhưỡng đặc biệt, nên cây tỏi Lý Sơn luôn có sản lượng cao, chất lượng thơm ngon nổi tiếng. Các năm trước, tổng sản lượng tỏi tươi thu được khoảng 2.800 – 3.000 nghìn tấn. Riêng năm nay, tổng sản lượng tỏi của toàn đảo chỉ còn khoảng 1.200 tấn.

Hiện nay, tỏi Lý Sơn đang vào mùa thu hoạch chính nhưng sản lượng sụt giảm khiến người dân điêu đứng
Hiện nay, tỏi Lý Sơn đang vào mùa thu hoạch chính nhưng sản lượng sụt giảm khiến người dân điêu đứng

Theo Phó Chủ tịch huyện Lý Sơn Đặng Tấn Thành, vụ tỏi đông xuân vừa qua bị ảnh hưởng bởi bão, thời tiết khắc nghiệt, và ảnh hưởng dịch bệnh nên sản lượng tỏi sụt giảm mạnh. Mặc dù người dân đã tích cực chăm sóc, phun thuốc bảo vệ cây trồng nhưng vẫn bị thiệt hại nặng nề. Theo thống kê sơ bộ, tổng sản lượng tỏi sụt giảm khoảng 70%, toàn đảo chỉ thu được khoảng 1.200 tấn tỏi. Nếu giá tỏi dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg như nhiều năm trước thì chắc chắn người nông dân sẽ bị thua lỗ nặng.

 “Huyện Lý Sơn đã giao cho các cơ quan chức năng xuống đồng, đánh giá sơ bộ năng suất, sản lượng để có số liệu chính xác. Bên cạnh đó, chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên ngành quyết liệt triển khai các biện pháp bảo vệ thương hiệu, nâng tầm giá trị cây tỏi để đảm bảo đời sống người nông dân”, ông Thành chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.