Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mùa măng đắng

PV - 13:39, 13/03/2018

Măng đắng là thứ sản vật dân giã nhất, phổ biến nhất đối với nhiều dân tộc ở khu vực miền núi Tây Bắc, đặc biệt là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao...

Với mỗi làng bản từ xa xưa cho tới hiện tại, măng đắng được coi như thứ thực phẩm gắn chặt với truyền thống ẩm thực. Vị ngăm đắng xen lẫn ngọt nhẹ của măng dường như ngấm vào tâm hồn của mỗi người, đặc biệt là với những người xa quê hương, cứ mỗi mùa Xuân về, mùa của măng đắng, trong lòng lại trào lên nỗi nhớ quê, nỗi nhớ vị đắng ngọt ngăm ngăm của măng.

Măng đắng xuống chợ quê. Măng đắng xuống chợ quê.

 

Bắt đầu vào tháng Chạp ở quê tôi, khi những hạt mưa li ti giăng mù trời, đó là lúc củ măng vầu sau một giấc ngủ dài bắt đầu chuyển mình.

Rồi những búp măng đầu mùa nhú ra khỏi đất, tìm ánh sáng và nước mát của đất trời. Mùa Xuân về, tiết trời trở nên ấm trong làn nắng vàng dịu dàng. Tháng Giêng, tháng Hai, những hạt mưa Xuân như một bản giao hưởng của đất trời. Cái ấm áp của không khí, cái ẩm của đất làm cho sự sinh sôi trong các cánh rừng bỗng trở nên nhộn nhịp.

Hoà cùng nhịp điệu ấy, những loạt măng vầu thi nhau vươn trồi từ lòng đất mẹ, gặp những điều kiện thuận lợi chúng lớn nhanh như thổi, độ vài ba tuần là đã có thể vươn lên, sẵn sàng thay thế các cây vầu già đang còng lưng trước gió.

Vào thời gian đầu mùa măng, khi chưa có tiếng sấm trời, lượng mưa còn ít, măng vầu thường có vị ngọt xen lẫn vị đắng.

Không hiểu sao, đến khi những tiếng sấm rền vang, mưa bắt đầu nặng hạt, măng vầu lại chuyển sang vị đắng một cách nhanh chóng. Trên mặt đất, những mầm măng nhú lên tua tủa, lúc này mùa măng đắng thực sự bắt đầu với người dân quê tôi.

baodantoc_mang-dang

Theo thông lệ, cứ đến mùa măng người dân quê tôi lại rủ nhau vào các cánh rừng vầu để lấy măng.

Những búp măng non dưới bàn tay khéo léo của người dân quê tôi làm ra các món ăn như: Măng xào mẻ, măng luộc chấm mẻ, măng hầm với xương, măng hấp quấn thịt vịt hoặc thịt lợn, măng nấu canh thịt vịt... rất dân dã, nhưng thật ngon và không kém phần sang trọng.

Mỗi độ Xuân về, trong các cánh rừng quê tôi lại nhộn nhịp hẳn lên. Vang vọng từ trong các khu rừng tiếng cười nói vui vẻ, tiếng gọi nhau của những người đi lấy măng.

Tạo hoá đã ban cho loài thực vật này một sức sinh sôi thật kỳ diệu, nếu khai thác hợp lý thì hết loạt măng này đến loạt măng khác, hết năm này sang năm khác, sự sinh sôi của chúng vẫn không hề thuyên giảm. Các cụ già trong làng tôi thường bảo đó là quà tặng của mẹ đất, cha trời, cho mọi người cùng hưởng, cùng vui.

HUY TOÁN

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.